Với người già và trẻ nhỏ bị ho có đờm có thể dùng 20g hạt tía tô tán cho mịn thành bột, hòa với nước ấm cho trẻ uống.
- 5 thứ mà con gái nên cởi bỏ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn
- Những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe bạn cần thay đổi ngay từ hôm nay để kéo dài tuổi thọ
Hạt tía tô nấu nước uống chữa ho rất tốt
Chị Nguyễn Thị Doan trú tại Mễ Trì, Hà Nội tâm sự, cả tháng nay nhà chị từ người lớn đến trẻ nhỏ đều bị ho. Con gái út của chị mới 4 tuổi nhưng đã bị ho kèm viêm tiểu phế quản, cúm A. Sau khi chị cho con đi khám ở Bệnh viện Xanh Pôn, bác sĩ kê đơn nhưng cháu uống hết đơn kháng sinh tình trạng vẫn rất kém.
Chị lại đưa con đi khám lại và dùng hết kháng sinh này đến kháng sinh khác. Thương con phải uống kháng sinh nhiều, bỏ ăn, nôn trớ. Chị Doan tìm cách khác để chữa bệnh cho con. Song song với sử dụng kháng sinh liều thấp, chị sắc hạt tía tô cùng với một ít cam thảo, hạt đậu đen rang lên cho con uống.
Sau 1 tuần kiên trì, tình trạng ho đờm của bé đã giảm hẳn. Chị cũng sắc luôn bình to cho cả chị và mẹ chị uống thay nước trà.
Nói về hạt tía tô, theo lương y Vũ Quốc Trung, phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đường Láng, Hà Nội cho biết, bình thường tía tô được coi như vị thuốc trong gia đình nhưng hạt tía tô có công dụng rất tốt. Người ta xem đây là loại hạt trị viêm phế quản, long đờm khá tốt.
Chuyên gia Đông y gợi ý bài thuốc chữa bệnh từ hạt tía tô
Theo lương y Trung, tía tô là loại thân thảo dược sống được thời tiết 4 mùa, thân cây cao chừng 0,5 đến 1,5 mét. Thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối đầu nhọn, mép có răng cưa to. Phiến lá dài 4 – 12 cm, rộng 2,5 cm – 10 cm, màu tím, hoặc xanh tím, trên mặt lá có lông màu tím.
Hoa của cây tía tô màu trắng hoặc màu tím mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm hoa dài 6 – 20 cm. Quả hạch, màu nâu nhạt. Tía tô được trồng ở hầu hết các địa phương trong nước ta để làm thức ăn và làm thuốc. Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím).
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Có thể dùng hạt tía tô, Đông y gọi là tô tử, dùng cành là tô ngạch, dùng toàn cây hoặc có thể chỉ dùng lá. Có thể phơi khô cả cây hoặc phơi khô xong đập lấy hạt.
Công dụng: Hạt tía tô dùng chữa bệnh ho nhiều đờm, ho của người già, ho lâu ngày, viêm phế quản mãn tính. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lai phục tử, la bạc tử dùng cố thận trong trị di tinh, mộng tinh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể sử dụng dầu được ép từ hạt tía tô để làm dầu ăn và làm thành thuốc trị mộng tinh: mộng tinh do tâm thận suy mà sinh ra, có thể dùng 100 g hạt tía tô tán nhỏ, mỗi lần uống 4 g với rượu trắng, ngày uống 2 lần.
Ngoài ra, hạt tía tô dùng để trị cảm mạo, phong hàn có ho, an thai, giải độc cua cá. Cành tía tô dùng để an thai.
Với người già và trẻ nhỏ bị ho có đờm có thể dùng 20g hạt tía tô tán cho mịn thành bột, hòa với nước ấm cho trẻ uống. Bị cảm cúm có thể dùng cả cây tía tô để xông cảm và xông môi trường trong phòng khi có bệnh sởi, thuỷ đậu. Liều dùng: hạt 4- 8 gram, lá 12 gram, cành 12 gram.