Chị em mắc 'bệnh khó nói' do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ

Sống khỏe 05/07/2024 11:06

Hầu hết chị em đều có thói quen tiện tay cho quần lót vào máy giặt mỗi khi thay ra mà không hề hay biết chính thói quen này đã gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe phụ nữ.

Sai lầm khi vệ sinh quần áo gây bệnh phụ khoa

Nhiều người có thói quen giặt tay đồ lót để tránh vi khuẩn, mồ hôi hay bụi bẩn từ tất, các loại quần áo khác lây nhiễm sang. Tuy nhiên, bác sĩ sản phụ khoa Zhang Yuqin (bác sĩ điều trị tại Khoa Sản Phụ khoa của Bệnh viện Cathay ở Tân Trúc, Trung Quốc) lại không hoàn toàn khuyến khích điều này.

"Việc giặt đồ lót bằng tay rất dễ để sót bột giặt. Điều đó gây kích ứng vùng kín, khiến vi khuẩn dễ sinh sản hơn, từ đó gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Vì vậy trừ khi đồ của bạn dính dịch tiết và máu kinh nguyệt, bạn mới cần giặt tay nhưng sau đó vẫn nên cho vào máy giặt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và sức khỏe của bạn", bác sĩ Zhang Yuqin chia sẻ.

Chị em mắc 'bệnh khó nói' do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Đồng tình với quan điểm trên, giảng viên Chen Anqi khẳng định giặt đồ lót bằng tay tuy có nhiều ưu điểm nhưng nếu không cẩn thận, chất tẩy rửa có thể sẽ không được làm sạch hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu không được vắt đúng cách, đồ lót cũng nhanh hỏng hơn và dễ bị mốc theo thời gian.

Đồ lót có bị nhiễm khuẩn khi cho vào máy giặt?

Trên thực tế, cơ thể có hàng rào bảo vệ nên khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ lót khá thấp. Tuy nhiên, trước khi cho đồ lót vào máy giặt, người mặc vẫn nên loại bỏ dịch tiết sạch sẽ. Khi giặt trong máy, cần lưu ý là phải cho đồ lót vào túi giặt riêng.

Một điểm nữa mọi người cần lưu ý là nên giặt đồ lót hàng ngày, không nên để đến vài hôm mới giặt. Với đồ lót sau mỗi lần sử dụng vẫn vô cùng bẩn, đặc biệt là những người đã hoặc đang mắc bệnh phụ khoa. Nếu không được vệ sinh kịp thời, để qua đêm hay lâu ngày sẽ khiến cho số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi. Sau đó, nếu có giặt thì cũng không đảm bảo diệt được các vi khuẩn, virus. Lợi dụng cấu tạo sinh lý của phụ nữ, chúng sẽ xâm nhập vào tử cung, gây ra viêm nhiễm, hình thành các tế bào ung thư.

Ngoài ra, máy giặt cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo thùng máy không phải là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Sau khi giặt, cần phơi đồ ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng.

Chị em mắc 'bệnh khó nói' do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Những lưu ý khi giặt đồ lót tránh lây nhiễm bệnh

Không giặt nước quá nóng

Nước giặt quần áo lót lý tưởng là nước ấm 30-40 độ C, để xà phòng và nước xả vải được hòa tan hoàn toàn và không bị bám lại trên sợi vải. Khi giặt cũng không nên dùng nước quá nóng, vì chúng có thể khiến quần áo lót nhanh rão, hư hại và sờn màu.

Không đổ trực tiếp bột giặt vào đũng quần lót

Trong quá trình giặt đồ lót, chú ý không nên đổ trực tiếp bột giặt vào phần đũng quần lót vì có thể lưu lại cặn trong các sợi vải. Đặc biệt, hãy giặt thật sạch với nước trước khi phơi.

Không dùng hóa chất mạnh

Trong quá trình giặt đồ lót, lưu ý không nên sử dụng các loại hóa chất có nồng độ mạnh, bởi chúng có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín cho người mặc khi không được giặt sạch.

Không phơi nơi thiếu ánh sáng

Quần áo lót sẽ rất dễ bị biến dạng nếu bị vắt quá khô nhiều lần. Vì vậy, thay vì vắt kỹ thì bạn để chúng ráo bớt nước rồi phơi ra nắng. Với đồ lót, bạn nên phơi ở nơi thoáng khí, nhiều ánh nắng chiếu vào để khô ráo, tránh ẩm mốc và mầm bệnh.

Chị em mắc 'bệnh khó nói' do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Dấu hiệu đồ lót cần thay mới

Bác sĩ Zhang Yuqin cảnh báo nên thay mới đồ lót khi loại trang phục này có các dấu hiệu bị giãn rộng, có vệt ố vàng do dịch tiết bám trên trang phục. Nếu phụ nữ gặp tình trạng viêm nhiễm kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng cũng cần thay mới đồ lót.

Các loại đồ lót dùng 3-6 tháng nên được thay mới. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh. Bác sĩ nhắc nhở không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng cần thay đồ lót thường xuyên để làm giảm viêm nhiễm và ngứa da.

Kích thước của quần lót thật sự rất quan trọng. Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến vùng kín bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng và sản sinh bệnh phụ khoa. Thậm chí ở một số phụ nữ, đồ lót chật chội có thể gây ra chứng đau âm hộ.

Tốt nhất nên chọn mua các loại đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát, co giãn tốt. Chị em cũng không nên chọn đồ lót có nhiều hoa văn thiết kế rườm rà vì vừa gây bất tiện vừa tạo cảm giác khó chịu cho vùng nhạy cảm.

Bệnh tiểu đường tác động đến các cơ quan trong cơ thể như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mắt, thận và não... Khi bệnh không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều bệnh đi kèm nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT