Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhập viện và tử vong vì gãy xương chậu do loãng xương ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
- Tập thể dục có thể cải thiện “làn da” của bạn: Nghe thì lạ thật đấy! Nhưng nó thực sự có hiệu quả
- Uống “thứ nước này” mỗi ngày sẽ khiến bạn bị béo lên
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield ở Anh đã phát hiện ra rằng nam giới thường được chẩn đoán mắc chứng loãng xương muộn hơn nữ giới và được điều ít hơn. Đặc biệt, tỷ lệ nhập viện và tử vong vì bị gãy các xương dễ gãy như xương chậu do loãng xương ở nam giới cao hơn so với phụ nữ.
Lý do khiến tỷ lệ tử vong do xương dễ gãy ở nam giới cao hơn nữ giới là vì rất khó để nhận biết bệnh loãng xương ở nam giới. Nam giới nhìn chung thường có bề mặt xương khớp to và chắc hơn phụ nữ nên rất dễ bỏ sót các dấu hiệu của bệnh loãng xương. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh có mật độ xương đột ngột giảm nhanh chóng thì cần phải được điều trị tại bệnh viện.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Loãng xương là bệnh rất phổ biến ở nam giới, nhưng thường bị bác sĩ và bệnh nhân bỏ qua.” Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Nghiên cứu này cho thấy rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn về bệnh nhân nam có thể giúp cải thiện hệ thống chẩn đoán hiện tại đối với bệnh loãng xương ở nam giới."
Các phương pháp kiểm soát chứng loãng xương của nam giới bao gồm: tập thể dục, bổ sung canxi và vitamin D, cần phải chú ý ngăn ngừa té ngã tại nhà (sử dụng thiết bị chống trượt trong phòng tắm, dỡ bỏ các ngưỡng cửa trong nhà), tư vấn và điều trị y tế.
Nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí 'Lancet Diabetes and Endocrinology'.