Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ai cũng cần phải biết!

Sống khỏe 12/09/2019 17:04

Bất cứ gia đình nào cũng không thể thiếu tủ lạnh, xem ngay cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để biết bạn thật sự bảo quản đúng cách chưa?

Ngày nay với cuộc sống bận rộn, thời gian hạn hẹp, nên để chuẩn bị các bữa ăn cho gia đình thì tủ lạnh là một thiết bị hỗ trợ vô cùng thiết yếu. Biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách sẽ giúp các bạn có thể bảo quản tốt những món ăn ngon đã qua chế biến, giữ được hương vị tươi ngon đậm đà của thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-1

Tủ lạnh ngày nay đã trở thành đồ gia dụng thiết yếu cho mọi gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên lý bảo quản thực phẩm

Làm lạnh giúp bảo quản thức ăn bằng cách làm chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật cũng như các phản ứng của enzym gây thối rữa thực phẩm. Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước trong thực phẩm thành đá do đó làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm.

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

- Không nên để nhiệt độ tủ lạnh trên 4 độ C, làm sạch tủ thường xuyên và không lưu trữ thức ăn thừa quá thường xuyên.

- Hạn chế nhét đầy thực phẩm trong tủ lạnh để không khí lưu thông và nhiệt độ xuống thấp, và không đồng đều.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-2

Cất trữ quá nhiều đồ ăn khiến việc làm lạnh không hiệu quả, không bảo quản tốt thực phẩm - Ảnh minh họa: Internet

- Không nên để thực phẩm trực tiếp trên mặt tủ đá.

- Để thực phẩm rau củ quả lên trên, để thịt cá các loại ở dưới. Không được để thực phẩm đã chế biến dưới thực phẩm chưa chế biến.

- Thường xuyên lau dọn để không có mùi của các loại thực phẩm.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-3

Tủ lạnh nên thường xuyên được lau dọn - Ảnh minh họa: Internet

- Nên vệ sinh tủ mỗi tháng một lần để tiêu diệt vi khuẩn. Quy trình vệ sinh tủ lạnh, đầu tiên là lấy tất cả thực phẩm ra ngoài và lau sạch bề mặt tủ bằng nước xà phòng ấm. Sau đó, sử dụng giấm hoặc baking soda để vệ sinh, rồi lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn bếp sạch.

- Làm sạch khay đựng đá bằng nước ấm và xà phòng, sau đó chờ khô mới đổ đầy nước trở lại và đông lạnh

- Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải bảo đảm an toàn, không nhiễm bẩn, không rách thủng, không rỉ sét, có nắp đậy và dễ chùi rửa sạch sẽ.

Quy trình bảo quản thực phẩm

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên có những nguyên tắc và quy trình riêng, để thiết lập thành thói quen khi bạn sử dụng lâu dài và mang lại hiệu quả đối với sức khỏe.

- Bọc rau củ quả trong túi đựng để không làm phân tán vi khuẩn và giữ vệ sinh cho tủ lạnh. Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí. Hạn chế rửa sạch trái cây và rau trước khi cất trong tủ lạnh làm chúng nhanh hư hỏng nếu còn ẩm và tủ lạnh dễ bị ô nhiễm. Nếu bạn rửa sạch,nên thấm khô bằng khăn giấy hoặc vải sạch thật khô trước khi cho vào tủ lạnh. Rau củ và trái cây riêng nên để riêng với nhau.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-4

Trái cây để trong nhưng tô hoặc rổ riêng biệt, đậy lại trong quá trình bảo quản - Ảnh minh họa: Internet

- Khi cho các loại thực phẩm đã chế biến hoặc nấu chín vào tủ bắt buộc phải bọc kín bằng màng bọc thực phẩm (để tránh có mùi).

- Phân loại từng thực phẩm và phải để riêng (thịt, bò, cá, lợn). Nên bảo quản thịt trong bao bì cho đến khi nấu. Thực phẩm đông lạnh nên rã đông tự nhiên. Trữ thức ăn thừa trong hộp có nắp.

- Không được để thực phẩm vừa chế biến nóng vào ngay trong tủ lạnh mà cần nên để thực phẩm nguội dần ở nhiệt độ bình thường của phòng trong khoảng thời gian khoảng từ 15 đến 20 phút trước khi cho vào tủ lạnh để lưu trữ và bảo quản.

Quy định nhiệt độ bảo quản thực phẩm

Các nhà khoa học đã phân chia 4 loại nhiệt độ vùng cần chú ý trong việc bảo quản thực phẩm:

- Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm đông lạnh từ âm 15oC đến 0oC.

- Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm lạnh từ 0oC đến 5oC.

- Nhiệt độ vùng nguy hiểm từ 5oC đến 60oC; ở vùng nhiệt độ nguy hiểm này các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, nẩy nở và phát triển nhanh chóng; vì vậy phải bảo đảm thời gian để các loại thực phẩm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm càng ngắn càng tốt.

- Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm nóng từ 60oC đến 100oC.

Như vậy, việc bảo quản, lưu trữ thực phẩm bằng nhiệt độ thấp chỉ được thực hiện ở nhiệt độ vùng đông lạnh và nhiệt độ vùng lạnh mới bảo đảm an toàn.

Trên thực tế, để bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp làm lạnh nên giữ cho thực phẩm ở nhiệt độ không được quá 5oC nhằm có thể ngăn cản, làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm.

Tuy nhiên, có nhiều loại vi sinh vật có nhu cầu dinh dưỡng cao thường có khả năng gây biến chất thực phẩm và một số vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể phát triển được ngay ở cả nhiệt độ 0oC nên thực phẩm vẫn bị ô nhiễm mặc dù chúng được bảo quản, lưu trữ ở nhiệt độ tiếp nối giữa vùng lạnh và vùng đông lạnh. Nên mỗi loại thực phẩm cần có thời gian lưu trữ giới hạn và cần thiết để tuân theo.

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thời gian bảo quản trái cây

Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản trái cây là từ 3oC đến 5oC.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-5

Trái cây nên có khu vực lưu trữ riêng, cắt gọt rồi nên để vào hộp - Ảnh minh họa: Internet

- Trái cây dùng thừa: bạn nên gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào hộp đựng thực phẩm. Bảo quản trong ngăn mát 1-2 ngày.

- Thời gian bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh tốt  nhất nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày

Thời gian bảo quản các loại rau, củ, quả

- Măng Tây, Cải Bắp: 2-3 ngày

- Bông Cải xanh, đậu Hà Lan, Hành lá: 3-5 ngày

- Đậu, Dưa Leo, các loại rau lá xanh, Tỏi Tây, rau Diếp, Ớt, Cần Tây: 1 tuần

- Củ Cải, Cà Rốt: 2 tuần:

Các loại củ quả không cần bảo quản tủ lạnh: Tỏi, củ Hành Tây (không để gần khoai tây), Khoai tây, Khoai lang, Quả bí (bao gồm cả quả bí rợ và bí đỏ)

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-6

Mỗi loại rau củ có thời gian bảo quản tối ưu riêng - Ảnh minh họa: Internet

Các loại thực phẩm tươi, sống (thịt, cá,…)

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-7

Thực phẩm tươi sống trữ đông giúp lưu giữ vị tươi ngon - Ảnh minh họa: Internet

- Thịt Bò tươi, Dê tươi, Heo tươi, giữ ở nhiệt độ -3°C, thời gian cất trữ tối đa 2 tháng.

- Thịt gia cầm đông, cá đông giữ ở nhiệt độ - 12°C, thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.

- Thịt gia cầm tươi, cá tươi, nhiệt độ thích hợp -1 đến 1°C, thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.

- Xúc xích bảo quản tốt trong tủ lạnh thì thời gian cất trữ tối đa 6 tháng

- Tôm, bảo quản ở nhiệt độ -7°C, thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày

- Trứng, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, thời gian cất trữ tối đa 20 ngày.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-8

Thời gian bảo quản trứng tối đa lên đến 20 ngày - Ảnh minh họa: Internet

- Hải sản: bạn nên sơ chế nhẹ nhàng, tránh dập nát vì chúng có thể hỏng rất nhanh. Đối với hải sản tươi thì thời gian bảo quản tốt nhất khi làm lạnh là 1 – 2 ngày và khi làm đông là 3 – 6 tháng. Còn hải sản đóng hộp là 3 – 4 ngày sau khi mở khi làm lạnh và 2 tháng khi làm đông.

Cách bảo quản thực phẩm đã qua chế biến

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đặc biệt là đối với thức ăn đã chế biến, nấu chín thì thời gian tối ưu để sử dụng: tối đa từ 2-3 ngày. Sau khi chế biến chín, thực phẩm cũng phải được bảo quản cẩn thận trước khi ăn. Thực phẩm sau khi nấu chín nên được để nguội về nhiệt độ phòng và để vào các hộp trữ thức ăn.

cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-9

Thức ăn đã nấu chín và chế biến rồi nên để phía trên thực phẩm tươi sống - Ảnh minh họa: Internet

- Các loại thịt Bò, Gà, Heo đã nấu chín để được từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, ngay từ đầu khi thấy lượng thực phẩm chín dùng không hết, các bà nội trợ nên lấy riêng ra một lượng nhất định cho vào các hộp để nguội, đậy nắp kín rồi đưa vào tủ lạnh. Khi nào cần ăn thì lấy ra hâm nóng. Như vậy, sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm đã nấu chín phải hợp vệ sinh.

- Thức ăn chín trong tủ lạnh khi mang ra ngoài vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

- Thức ăn chín không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, chỉ nên lưu trữ cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, tối đa từ 5 – 6 tiếng.

- Hạn chế cất thức ăn thừa vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại và ăn. Bởi trong thực phẩm thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh, những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động. Vì vậy, lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể diệt hết các vi khuẩn này và người ăn dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

Trên đây là một số những thông tin cần thiết để bạn có thể sử dụng tủ lạnh tối ưu, bảo quản thực ăn vừa tươi ngon, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúc các bạn thành công!

7 thực phẩm thải độc gan tự nhiên: Số 1 và số 2 đều rất quen thuộc với người Việt

Gan là cơ quan có những chức năng thiết yếu như trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng và đặc biệt là khử độc cho cơ thể. Khi bản thân gan bị ngộ độc cần được hỗ trợ để thải độc.

TIN MỚI NHẤT