Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời

Sống khỏe 15/01/2018 05:10

Một khi hệ miễn dịch gặp trục trặc, chúng có thể gây nên nhiều vấn đề bệnh tự miễn cực nghiêm trọng.

Hệ miễn dịch là một hệ thống rất phức tạp. Chúng sở hữu khả năng nhận biết và tiêu diệt những tác nhân gây hại cho sức khỏe như virus, vi khuẩn và các loại sinh vật khác.

Theo Virginia T. Ladd, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp hội Bệnh tự miễn Hoa Kỳ (AARDA), nguyên nhân gây nên các bệnh tự miễn là hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại chính cơ thể. Lupus, đa xơ cứng, vẩy nến là ba trong số một trăm loại bệnh bắt nguồn từ sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch.

Trên thực tế, những căn bệnh tự miễn rất hiếm khi xuất hiện. Tiến sĩ Noel Rose, người được coi là "cha đẻ của bệnh tự miễn" cho biết, nếu xét trên góc độ toàn thể, tỉ lệ mắc bệnh này lại khá phổ biến.

Theo báo cáo của AARDA, ước tính có khoảng 50 triệu người Mỹ đang phải sống chung với bệnh tự miễn, 75% trong số đó là phụ nữ.

Trên thực tế, những căn bệnh tự miễn rất hiếm khi xuất hiện.Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 1

Mỗi loại bệnh tự miễn đều có thể gây nên những triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn sở hữu một vài đặc điểm chung như đau cơ, đau khớp, viêm nhiễm (sưng đỏ, bỏng rát). Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tự miễn. Các triệu chứng này đến và đi khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.

Chìa khóa để đương đầu với những căn bệnh tự miễn là lắng nghe cơ thể mình. Nghỉ ngơi khi cần thiết, hạn chế stress và chú ý tới những yếu tố bên ngoài có thể kích thích các triệu chứng. Dưới đây là một vài loại bệnh tự miễn bạn cần biết tới:

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ tấn công da, khớp xương, thành mạch máu và các cơ quan nội tạng, gây nên viêm nhiễm. Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh thường gặp nhất và có diễn biến phức tạp trong các bệnh tự miễn.

Theo tổ chức Lupup Hoa Kỳ, có khoảng ít nhất 1,5 triệu người Mỹ đang phải đối mặt với lupus ban đỏ. Loại bệnh này thường tấn công phụ nữ, đặc biệt những người đang ở độ tuổi sinh đẻ.

Lupus tấn công da, khớp xương, thành mạch máu và các cơ quan nội tạng, gây nên viêm nhiễm.

Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 2

Tiến sĩ Rose, giảng viên tại đại học Y Harvard ở Boston cho biết, lupus xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác nhau. Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là phát ban trên mặt, từ má đến mũi. Những triệu chứng phổ biến khác bao gồm mệt mỏi, đau nhức, sưng khớp gối và sốt. Ngoài ra, lupus cũng có thể gây thiếu máu, làm sưng chân tay hay khu vực xung quanh mắt, tức ngực khi thở, rụng tóc, loét miệng và móng tay chuyển màu trắng hoặc xanh khi lạnh.

Các chuyên gia tin rằng, gen, hormone và các nhân tố môi trường gây nên lupus. Trong đó, những yếu tố bên ngoài bao gồm mệt mỏi, stress, viêm nhiễm, tiếp xúc với tia cực tím và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng làm bệnh chuyển biến xấu.

Để điều trị lupus, bạn cần chú trọng tới việc giảm đau và hạn chế viêm nhiễm bằng cách sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen.

Vảy nến

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, vẩy nến là bệnh thường gặp, gây ảnh hưởng tới 7,5 triệu người Mỹ. Trong các loại bệnh vảy nến thì vảy nến thể mảng là phổ biến nhất. Các triệu chứng của chúng bao gồm nhiễm trùng da, làm xuất hiện những mảng đỏ nhỏ ngứa rát và gây đau đớn. Vảy nến thể mảng thường gây ảnh hưởng tới khuỷu tay, đầu gối và lưng. Một vài loại vảy nến khác cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, nách hay những nếp gấp trên da xung quanh bộ phận sinh dục.

Người sở hữu gen vảy nến vẫn có khả năng không phải đối mặt với loại bệnh di truyền này. Những yếu tố môi trường như stress, tổn thương da, nhiễm trùng hay tác dụng phụ của thuốc cũng làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, vẩy nến là bệnh thường gặp, gây ảnh hưởng tới 7,5 triệu người Mỹ.Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 3

Những người mắc bệnh vảy nến có thể áp dụng liệu pháp điều trị ánh sáng để hạn chế tế bào gây bệnh trên da phát triển. Trong một số trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

Đa xơ cứng

Đa xơ cứng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 20-50. Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng này, trong đó có 400000 người Mỹ.

Khi mắc đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bao myelin, làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương. Hiện tượng này sẽ phá hủy mối liên kết giữa não bộ với các bộ phận khác trong cơ thể.

Những dấu hiệu của đa xơ cứng bao gồm nhược cơ, mệt mỏi, tê cóng, đau nhói dây thần kinh, đi lại khó khăn, ảnh hưởng tới tầm nhìn, ruột và bọng đái.

Theo tổ chức Đa xơ cứng Hoa Kỳ, nhờ tiến bộ của khoa học, con người đã có thể chống trọi với loại bệnh này. Dù không thể chữa trị triệt để, một vài liệu pháp điều trị có thể làm giảm triệu chứng, hạn chế những đợt tấn công của hệ miễn dịch lên mylein. Interferon beta là một loại thuốc tiêm thường được dùng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Đa xơ cứng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 20-50.Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 4

Thấp khớp

Thấp khớp là một loại bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới 1,5 triệu người Mỹ. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này gấp 3 lần so với nam giới.

Thấp khớp dẫn tới những cơn đau, sưng tấy, cứng khớp ở ngón tay, cổ tay và chân. Giống các loại bệnh tự miễn khác, chúng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mắt, da, miệng, phổi và thành mạch máu. Ngoài ra, bệnh này cũng gây thiếu máu, mệt mỏi và sốt trong một số trường hợp.

Theo tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ, thấp khớp thường xuất hiện ở phụ nữ có độ tuổi từ 30-60.

Dù không thể điều trị thấp khớp, các loại thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng và những tổn thương do bệnh này gây ra. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, bạn cũng có thể phẫu thuật nếu cần thiết.

Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 5

Thấp khớp là một loại bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới 1,5 triệu người Mỹ. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này gấp 3 lần so với nam giới.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Cơ thể gặp trục trặc có thể khiến các thể kháng tấn công tuyến giáp nằm ở cổ. Bộ phận này sẽ trở nên viêm nhiễm và không thể sản xuất hormone điều tiết quá trình trao đổi chất.

Viêm tuyến giáp Hashimoto thường làm giảm hoạt động của tuyến giáp. Bệnh này gây ảnh hưởng tới 14 triệu người Mỹ. Phụ nữ sở hữu nguy cơ mắc viêm tuyến giáp cao gấp 8 lần so với nam giới. Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), bệnh này có thể di truyền và thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 40-60.

Những dấu hiệu của giảm hoạt động tuyến giáp là mệt mỏi, tăng cân, táo bón, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, khô da và đau cơ. Tiêu thụ một lượng lớn iốt đến từ tảo biển, cá nước mặn và các thực phẩm bổ sung có thể khiến triệu chứng trở nên trầm trọng thêm.

Vì vậy, những người mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto cần bổ sung thêm hormone và cân bằng lại lượng iốt đang tiêu thụ. Viêm tuyến giáp Hashimoto thường làm giảm hoạt động của tuyến giáp.

Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 6

Grave

Thay vì phá hủy tế bào tuyến giáp, bệnh grave khiến bộ phận này sản sinh thêm hormone. Quá nhiều hormone có thể dẫn tới phình tuyến giáp, tim đập nhanh, lo âu, dễ bực tức, thường xuyên đi ngoài, sụt cân và gây nên các vấn đề về giấc ngủ. Đôi khi hiện tượng này có thể gây sưng mắt, làm xuất hiện các vết đỏ ở vùng da cẳng chân và bàn chân.

Theo Hiệp hội Thyroid Hoa Kỳ, cứ 200 người thì có một người bị bệnh này. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 so với nam giới.

Sử dụng thuốc chỉ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng mà không thể chữa bệnh này được. Nếu không có hiệu quả, bạn cần thực hiện phẫu thuật hoặc iốt phóng xạ. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung hormone tuyến giáp để cơ thể hoạt động bình thường.

Thay vì phá hủy tế bào tuyến giáp, bệnh grave khiến bộ phận này sản sinh thêm hormone.Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 7

Không dung nạp gluten (celiac)

Khi mắc bệnh này, hệ miễn dịch sẽ tấn công ruột non để loại bỏ gluten ra khỏi cơ thể. Hiện tượng này sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng đến từ thực phẩm và gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh celiac có thể di truyền trong gia đình. Theo tổ chức Celiac Hoa Kỳ, nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em ruột gặp phải chứng không dung nạp gluten, bạn sở hữu 10% nguy cơ mắc bệnh này.

Ở trẻ em, celiac gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón. Ở người trưởng thành, các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu máu, mất kinh hoặc loãng xương xảy ra phổ biến hơn.

Các triệu chứng của bệnh có thể biến mất khi bạn ngừng hấp thụ gluten. Để làm được điều này, bạn cần lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Khi mắc bệnh này, hệ miễn dịch sẽ tấn công ruột non để loại bỏ gluten ra khỏi cơ thể.

Các loại bệnh tự miễn mà chị em phụ nữ cần nắm rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời - Ảnh 8

Viêm mạch

Viêm mạch là loại bệnh khiến hệ miễn dịch tấn công và gây viêm nhiễm ở thành mạch máu. Theo giáo sư Abby Van Voorhees, chuyên gia y khoa hiệu kiêm hiệu trưởng tại Trường Y Eastern Virginia, hiện tượng này gây cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới thành mạch và các cơ quan nội tạng. Viêm mạch khá hiếm gặp và các bác sĩ chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ, một hình thức phổ biến của viêm mạch, xảy ra ở người lớn. Bệnh này có thể gây đột quỵ ở những người trên 50 tuổi và ảnh hưởng mạnh mẽ tới phụ nữ. Những dấu hiệu của chúng bao gồm mệt mỏi, đau đầu, ăn mất ngon, sụt cân, đau hàm và sốt.

Hợp chất steroid như prednisone, có thể giúp giảm viêm. Ngoài ra, các thuốc ức chế miễn dịch sẽ hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bạn cũng có thể lựa chọn thuốc tiêm rituximab để điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có viêm mạch.

5 trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh huyết khối nguy hiểm, cần tìm hiểu ngay để biết cách phòng ngừa

Kiểm tra xem mình có nằm 1 trong 5 dạng người sau để phòng ngừa bệnh huyết khối hiệu quả và kịp thời.

TIN MỚI NHẤT