Khi mọi người phải ở nhà trong một thời gian dài do đợt bùng phát COVID-19, lần lượt những người 'bị nhiễm COVID-19' tăng cân so với trước đại dịch. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng để giảm cân hiệu quả, bắt đầu từ bây giờ bạn cần phải bỏ thuốc lá và bỏ rượu bia.
- 8 thực phẩm lên men giúp tăng cường sức khỏe đường ruột tốt nhất, muốn sống thọ đừng bỏ qua
- Bài tập giảm cân đơn giản giúp bạn đốt cháy calo hơn cả 30 phút chạy bộ
Theo “Báo cáo Chất lượng Cuộc sống 2021” do Cục Thống kê Quốc gia công bố gần đây, tỷ lệ béo phì vào năm 2020, khi bùng phát COVID-19 là 38,3%, tăng 4,5% so với năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ béo phì ở nam giới là 48%, tăng mạnh so với mức 41,8% của năm trước. Theo độ tuổi, chúng ta thấy có sự gia tăng lớn ở độ tuổi 30 (41,6%), độ tuổi 40 (39%) và độ tuổi 50 (40,2%).
Tại sao uống rượu bia khiến bạn tăng cân?
Bản thân rượu đã là một vấn đề vì nó có hàm lượng calo cao, nhưng vấn đề lớn hơn ở đây là rượu cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể. Rượu được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể và được sử dụng như một nguồn năng lượng đầu tiên, nếu bạn cứ tiếp tục uống rượu, nguồn năng lượng này sẽ tràn ra ngoài và cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ tích trữ chất béo để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Nói cách khác, các chất dinh dưỡng chính như chất béo tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ bụng mỡ.
Viện trưởng Jeon Yong Joon của Bệnh viện Trung ương Dasarang, chuyên về các bệnh do rượu được Bộ Y tế và Phúc lợi chỉ định, cho biết rằng: "Nguyên nhân khiến tình trạng béo phì ở nam giới tuổi trung niên gia tăng là do lượng hoạt động đã giảm đáng kể như làm việc tại nhà, hạn chế các hoạt động do giới hạn số người và một trong những lý do chính là sự thay đổi trong xu hướng uống rượu. Do đại dịch COVID-19 nên mọi người thường uống rượu tại nhà và rượu một mình.”
Ông nói tiếp: “Nếu những thói quen xấu như uống rượu bia tại nhà và uống rượu bia một mình tiếp tục diễn ra, thì khả năng dung nạp rượu bia sẽ phát triển, và khi lượng rượu bia dần dần tăng lên thì rất dễ xảy ra bệnh béo phì và các hội chứng chuyển hóa” và: “Bạn nên cảnh giác với rượu và nhớ rằng tất cả các cuộc nhậu nhẹt đều có thể là con đường tắt dẫn đến nghiện rượu.”
Mặt khác, theo 'Báo cáo xu hướng thị trường đồ uống có cồn năm 2021' do bộ Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc công bố, vào năm ngoái, người trưởng thành Hàn Quốc uống rượu trung bình 8,5 ngày một tháng, bia được tiêu thụ nhiều nhất. Đặc biệt, số lượng uống bia năm nay đã giảm nhẹ so với năm trước nhưng số lượng uống rượu lại tăng lên.