Bé gái 7 tuổi bỗng nhiên ăn uống kém, sụt cân, có khối u vùng bụng, người nhà cho bé đi khám thì bác sĩ phát hiện 1 khối to gồm có tóc, các sợi nilon, thun buột tóc kết dính thành khối trong bụng trẻ.
- 5 thói quen hàng ngày âm thầm gây lão hóa buồng trứng, bỏ ngay kẻo vô sinh
- 3 món dù có treo biển "giảm giá kịch sàn" cũng đừng mua về nhà vì dễ rước bệnh vào người
Các bác sĩ khoa ngoại BV Nhi Đồng 2 mới tiếp nhận bé gái 7 tuổi, ở Bình Phước được người nhà vào viện vì có khối u ở bụng.
Theo lời kể của mẹ bé, thời gian gần đây bé ăn uống kém, sụt cân, người nhà phát hiện bé có khối u vùng bụng trên nên đưa bé đến khám.
Tại khoa ngoại bác sĩ thăm khám ghi nhận bé gái suy dinh dưỡng, tóc mọc thưa thớt, khám bụng có 1 khối vùng thượng vị kích thước 5x10cm chắc, dị động. Siêu âm bụng nghi ngờ dị vật ở dạ dày làm bán tắc đường ra dạ dày.
Các bác sĩ khoa ngoại quyết định phẫu thuật bán khẩn cho bé. Trong quá trình phẫu thuật ghi nhận 1 khối chắc, khá to trong dạ dày bé, mở dạ dày kiểm tra thấy 1 khối to gồm có tóc, các sợi nilon, thun buột tóc kết dính thành 1 khối.
Bác sĩ tiến hành lấy toàn dị vật khỏi dạ dày bé, các đoạn ruột bên dưới mai mắn không thấy dị vật. Bệnh nhi được khâu lại dạ dày và đóng bụng.
Sau phẫu thuật bệnh nhi hồi phục khá nhanh. Hiện bé đã có thể ăn uống nhiều hơn trước và được xuất viện sau khi khám và điều trị tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Hiền, người phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhi cho biết, bệnh nhi mắc phải hội chứng Rapunzel người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình, hoặc người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột.
Những người bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy…
Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể về hội chứng chưa được xác định, theo các chuyên gia, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten).
Người mắc bệnh này sẽ được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra.
Các bác sĩ khuyên người mắc hội chứng này phải tham gia điều trị cùng với bác sĩ để được hỗ trợ, đồng thời cải thiện hành vi tự ăn tóc và giúp người bệnh có tinh thần tốt hơn.
Phụ huynh hết sức lưu ý khi con mình có biểu hiện ngậm, ăn tóc nên đưa bé đến khám và điều trị sớm tại các bệnh viện chuyên khoa để tránh các hậu quả đáng tiếc.