Đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim bởi loại ‘sát thủ vô hình’ mắt thường khó nhìn thấy này, chủ quan chỉ có nguy hiểm cận kề

Sống khỏe 10/09/2023 10:42

Thủ phạm làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim chính là một thứ được nhắc đến ngày một nhiều những năm gần đây - Các hạt ô nhiễm dưới dạng bụi siêu mịn.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. 

Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và tử vong. Tại Mỹ, có khoảng 635.000 người bị nhồi máu cơ tim và khoảng 300.000 người bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai mỗi năm. Cứ 7 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.

Đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim bởi loại ‘sát thủ vô hình’ mắt thường khó nhìn thấy này, chủ quan chỉ có nguy hiểm cận kề - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp?

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ:

Hút thuốc lá;

Xúc động, căng thẳng quá mức;

Gắng sức quá mức;

Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn,…

Sau chấn thương, phẫu thuật…

Đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim bởi loại ‘sát thủ vô hình’ mắt thường khó nhìn thấy này, chủ quan chỉ có nguy hiểm cận kề - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu như:

Cơn đau thắt ngực thường gặp trong hội chứng động mạch vành cấp. Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau có kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate. 

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Nhồi máu cơ tim vì hạt bụi siêu mịn 

Bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, bụi mịn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Bụi mịn cũng có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng bỗng nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

Bụi PM2.5 được gọi là sát thủ vô hình vì chúng có kích thước nhỏ, chứa nhiều thành phần độc hại, nên khi hít thở nó xâm nhập sâu vào phổi ảnh hưởng đến hệ hô hấp, máu, gây nhiều bệnh như nhồi máu tim.

Đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim bởi loại ‘sát thủ vô hình’ mắt thường khó nhìn thấy này, chủ quan chỉ có nguy hiểm cận kề - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cần phải lưu ý rằng, không giống như bụi thô, PM2.5 không bị những loại khẩu trang phổ thông ngăn chặn. Với đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, tức là các hạt này bé hơn 1/30 so với sợi tóc của chúng ta.

Ngừng tim là biến chứng nặng nề nhất của một cơn nhồi máu cơ tim và là một trong những nguy cơ hàng đầu gây đột tử. Ngừng tim ngoại viện đặc biệt nguy hiểm so với ngừng tim tại bệnh viện, bởi trong tai biến này can thiệp khẩn cấp để tận dụng "thời gian vàng" là vô cùng quan trọng.

Tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân ngừng tim ngoại viện chỉ là 10%.Vì vậy, một nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim lởn vởn ngay ngoài phố rất đáng để lưu tâm.

Thấy đậu phụ có 3 đặc điểm này chớ dại mua về, ăn vào chẳng khác nào ‘rửa ruột’ bằng chất bảo quản, ‘mời gọi’ vi khuẩn ‘ghé thăm’ dạ dày

Đậu phụ có vị thơm, mềm, dù nấu riêng hay làm món ăn kèm đều rất ngon, thế nhưng khi đi mua đậu, bạn đã biết cách chọn chúng chưa?

TIN MỚI NHẤT