Dưới đây là danh sách các thực phẩm và một số món ăn tốt cho người bị mỡ máu, cùng tham khảo nhé!
- Vi khuẩn HP có trong dạ dày của 70% người Việt: Dấu hiệu và cách phòng tránh ai cũng cần biết
- 4 món ăn "nuôi lớn" khối u tuyến giáp, thèm mấy cũng không nên ăn nhiều
Danh sách thực phẩm tốt cho người bị mỡ máu
Thông thường, máu chứa tỷ lệ mỡ nhất định được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid…
Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh. Cholesterol trong máu được tạo thành từ nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới lượng mỡ trong máu. Ảnh minh họa
Việc ăn uống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nỗ lực giảm cholesterol trong máu. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho người bị máu nhiễm mỡ:
- Giá đỗ
- Hành tây
- Táo
- Thịt gà bỏ da
- Cá hồi
- Cá chép
- Tăng cường rau xanh
- Ngũ cốc
- Rong biển
- Mốc nhĩ
- Rượu vang đỏ
- Yến mạch
-...
101 món ăn dành cho người máu nhiễm mỡ
Thực phẩm - món ăn cho người máu nhiễm mỡ. Ảnh minh họa
- Cháo hải đới đậu xanh
Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo ngày ăn 1-2 bát, dùng cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt nhiều.
- Cháo bột ngô gạo tẻ
Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi thành cháo.
Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành.
Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.
- Cháo cà rốt gạo tẻ
Cà rốt tươi 2 củ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều.
Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài có lợi chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi.
Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.
- Cháo gạo tẻ lá sen
Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo.
Bài thuốc này chữa bệnh tăng huyết áp, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
- Củ sen xào giá đỗ
Củ sen và giá đỗ được biết đến là thực phẩm ít cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, tăng cường chất xơ, các loại vitamin C, B cho cơ thể. Với món ăn này bạn chỉ cần chuẩn bị; 200 gam củ sen, 50 gam hạt sen, 150 gam giá đỗ cùng chút bột nêm, bột năng.
Củ sen đem rửa sạch rồi cắt sợi, gia đỗ rửa sạch, hạt sen cho vào nồi nấu đến khi chín mềm.
Sau đó, bạn cho củ sen vào chảo xào đến khi gần chín thì thêm hạt sen và giá đỗ vào, nêm thêm muối, bột năng làm sốt.
Món này thích hợp khi ăn nóng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, tiêu mỡ, rất phù hợp với bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch vành.
- Bí đao xào nấm rơm
Mỡ máu cao cần ăn gì không nên bỏ qua món bí đao xào nấm rơm. Bởi bí đao và nấm rơm đều có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp các vitamin cũng như khoáng chất cho cơ thể.
Bí đao có tác dụng làm giảm lượng mỡ thừa, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Chính vì vậy, bí đao được chế biến thành nhiều món khác nhau giúp giảm cân, là biện pháp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị 500 gam bí đao, 200 gam nấm rơm cùng chút đồ gia vị. Bí đao mua về rửa sạch gọt bỏ vỏ rồi cắt lát.
Nấm rơm rửa sạch cắt làm hai. Đầu tiên bạn cho dầu và chút hành gừng vào chảo phi thơm.
Sau đó lần lượt cho bí đao vào xào trước, rồi đến nấm rơm, nêm nếm cho vừa ăn là bạn đã có ngay món bí đao xào nấm rơm.
Món ăn đơn giản và dễ làm này mang lại tác dụng giảm cholesterol và triglyceride nhanh chóng. Hãy thường xuyên bổ sung món này vào thực đơn người mỡ máu cao cần ăn gì nhé.
- Canh bí đao nấu hẹ
Thời tiết mùa hè nóng nực, món canh bí đao không những giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể mà còn có tác dụng kiểm soát cân nặng, giảm mỡ máu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 500 gam bí đao, 100 gam hẹ lá cùng chút dầu sa tế, tiêu, gia vị. Đầu tiên bí đao gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn cho vào nồi nước sôi nấu chín.
Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cuối cùng cho hẹ lá đã cắt rửa sạch vào. Món này rất thích hợp với người máu nhiễm mỡ, cao huyết áp.
- Canh nấm hương, mộc nhĩ
Thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương thêm một chút mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa.
- Tỏi tươi
Bóc sạch vỏ tỏi tươi, sau đó bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng.
Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi. Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng.
Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ!
- Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng xào thịt gà
Mộc nhĩ đen 20g, Mộc nhĩ trắng 30g, thịt gà 250g, dưa chuột 50g, rượu chát 10g, muối 5g, bột nêm 3g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn 35g.
Ngâm nước 2 loại mộc nhĩ khô trong 2 giờ, bỏ cuống, xé thành hình cánh hoa; gà rửa sạch, xắt cục vuông; dưa chuột rửa sạch, xắt miếng mỏng; gừng xắt lát mỏng; hành xắt khúc.
Đặt chảo dầu lên bếp lửa lớn, cho hành gừng phi thơm; cho 2 loại mộc nhĩ, dưa chuột, thịt gà, rượu vào xào cho đến khi thịt gà đổi màu; cho bột nêm, xào chín là được. Công dụng: tư âm, nhuận phế, đẹp dung nhan, giảm béo hạ mỡ máu.
- Tảo bẹ hầm nhân trần
Nhân trần 20 gam, tảo bẹ 250 gam, gừng 5 gam, hành 50 gam, rượu mùi 10 gam, muối 2 gam, bột ngọt 2 gam, mỡ gà 25 gam.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật, giảm vàng da; hạ mỡ máu.
Nhân trần rửa sạch, cắt khúc 2 cm. Tảo bẹ rửa sạch, xắt sợi nhỏ. Gừng xắt lát; hành cắt khúc. Cho nhân trần, tảo bẹ, gừng, hành, rượu mùi vào nồi, đổ 1.200 ml nước, đun SÔI rồi vặn nhỏ lửa hầm 45 phút, nêm muối, bột ngọt, mỡ gà.
Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.
- Nhân trần hầm vịt gà
Nhân trần 20 gam, vịt già 1 con, rượu mùi 10 gam, gừng 5 gam, hành 10 gam, muối 4 gam, bột ngọt 3 gam. Nhân trần rửa sạch, cắt khúc dài 2 cm, vịt làm sạch; gừng cắt lát, hành cắt khúc.
Bỏ nhân trần, vịt, rượu, gừng, hành vào nồi, 2.8 I nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 45 phút. Ngày một lần ăn kèm bữa cơm.
- Tảo bẹ hầm chim cút
Tảo bẹ 300 gam, chim cút 1 con, rượu mùi 10 gam, gừng 5 gam, hành 10 gam, muối 2 gam, bột ngọt 2 gam, mỡ gà 25 gam.
Tảo bẹ rửa sạch, xắt sợi; chim cút làm sạch, bỏ ruột, chân; gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho tảo bẹ, chim cút, rượu, gừng, hành vào nồi, đổ vào 1,200ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút, nêm muối, bột ngọt, mỡ gà.
Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.
- Gà ác hấp đan sâm
Đan sâm 20 gam, gà ác 1 con, rượu mùi 10 gam, gừng 5 gam, hành 10 gam, mỡ gà 35 gam.
Đan sâm ngâm nở, cắt khúc dài 4 cm; gà ác làm thịt, bỏ nội tạng và chân; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Xếp gà lên đĩa hấp, cho muối, bột ngọt, rượu mùi, gừng, hành vào ướp 30 phút, gắp bỏ bã gừng, hành. Rắc đan sâm lên trên gà, đặt đĩa vào nồi, bắc lên bếp hấp 35 phút.
Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.
- Nước vỏ lạc khô
Vỏ lạc khô 50 - 100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày một thang, dùng cho người mỡ máu cao, lách hư.
- Nước lá sen
Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Người nhiễm mỡ máu nên hạn chế bia rượu. Ảnh minh họa
1. Bệnh máu nhiễm mỡ nên:
– Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi ít ngọt, nên ăn trái cây nguyên quả không nên ép nước.
– Ăn nhiều tỏi
– Mỗi tuần nên có ít nhất 3 ngày ăn cá, các loại đậu thay cho ăn thịt.
– Nếu ăn thịt, chọn các loại thịt nạc không mỡ, gân và da.
– Tôm, cua, ghẹ … nên bỏ phần gạch.
– Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng gà hoặc vịt.
– Nên dùng dầu ăn thay cho mỡ động vật.
– Uống nhiều nước trong ngày, kể cả uống trà.
2. Bệnh nhân mỡ máu không nên:
– Không nên ăn đồ chiên xào.
– Tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, chân giò, gân bò…
– Tránh dùng bia rượu (có thể uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ tốt cho mạch máu).
– Tránh hút thuốc lá
*Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Biện pháp giảm mỡ máu hiệu quả
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay đổi chế độ dinh dưỡng là biện pháp phòng ngừa mỡ máu hiệu quả nhất.
- Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, bao gồm thịt, sữa, phô mai, sữa nguyên chất và bơ.
- Hấp thu 25% - 35% lượng calo từ chất béo không bão hòa.
- Ăn ít các loại bơ thực vật, bánh nướng và bánh ngọt càng ít càng tốt.
- Duy trì cân nặng thích hợp
- Tăng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống gồm quả bí, táo, khoai tây nướng, quả việt quất, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cam chanh, chà là, đậu khô, đậu lăng, mận và dâu tây.
- Ăn thêm các loại thực phẩm có chứa stanol và stenol thực vật như mầm, cám lúa mì, đậu phụ, dầu thực vật (bắp, vừng và dầu oliu), quả hạnh để làm giảm cholesterol xấu LDL.
- Chọn thịt gia cầm, sữa và các thực phẩm nạc, ít chất béo hoặc không béo.
- Loại bỏ mỡ trước khi nấu.
- Thay vì chiên thịt hoặc cá thì có thể thay thế bằng nướng, hấp.
- Ăn thêm các loại ngũ cốc và rau xanh để tăng lượng chất xơ, làm giảm cholesterol.
- Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên các nhãn hàng để biết lượng chất béo có trong thực phẩm mà bạn sẽ ăn.