Ám ảnh trầm cảm sau sinh - Lời khuyên từ chuyên gia tâm lý trị liệu

Sống khỏe 18/11/2020 17:13

“Tôi đã từng rơi xuống vực thẳm của sự mệt mỏi vì những mâu thuẫn với mẹ chồng”

Ám ảnh trầm cảm sau sinh - Lời khuyên từ chuyên gia tâm lý trị liệu - Ảnh 1

Ám ảnh trầm cảm sau sinh

Vốn là sinh viên của một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Loan bất ngờ biết tin mình mang thai khi mới vừa bước sang năm 4. Vì cả hai vợ chồng chưa thể chủ động tài chính, cộng thêm việc sinh con đầu lòng nên Loan đành chọn cách về quê sinh sống và để chồng tiếp tục việc học tập trên thành phố. Dường như, đây cũng là quyết định sai lầm nhất của cô ấy. 

Loan có thai khi còn quá trẻ, chưa có sự nghiệp và cũng chưa có cơ hội qua lại với gia đình nhà chồng trước khi kết hôn, nên sự xuất hiện của cô lúc này không mấy được đón nhận. Cô gái trẻ dường như mất hết phương hướng và không biết mình phải làm gì, cộng thêm những lo lắng khi phải xa chồng khiến Loan luôn bị rơi vào tình trạng buồn tủi. Cùng với đó, trong thời gian mang thai, Loan cũng gặp phải nhiều mối bất hòa với mẹ chồng.

Mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày nhưng khi đứa bé chào đời cô lại chỉ thấy căm ghét con

Khi đứa bé vừa chào đời, cũng là đỉnh điểm mâu thuẫn giữa Loan và mẹ chồng. Trước sự xuất hiện của cậu con trai, cô cảm thấy tất cả sự quan tâm của mọi người chỉ dồn vào đứa bé, không một ai chia sẻ nỗi đau cắt da cắt thịt mà cô vừa trải qua, kể cả là người chồng đầu gối tay ấp.

Rồi lại tới chuyện chăm sóc đứa bé, vẫn là cuộc sống xa chồng nhưng giờ Loan còn phải đối mặt với trọng trách làm mẹ. Trong khoảng 1 tháng đầu, con trai Loan rất hay quấy, mà đặc biệt là về đêm. Mẹ chồng của Loan vì thấy Loan còn vụng về, lóng ngóng nên bà không an tâm và tự mình chăm sóc cháu suốt ngày suốt đêm. Cũng vì thế mà nhiều lúc bà hay cáu gắt, chì chiết con dâu.

Những câu nói như: “chửa sớm làm cái gì” hay “chăm con cũng không biết chăm....” đã trở thành nỗi ám ảnh, là nhát dao đâm vào tâm lý của Loan mỗi ngày. Từ đó, bao nhiêu đêm con khóc cũng là bấy nhiêu ngày cô phải sống trong những nỗi ám ảnh.

Lâu dần, cô không còn muốn bế con và cứ hễ nghe tiếng con khóc, Loan lại cảm thấy sợ hãi và áp lực. Thậm chí, nhiều lần cô hoảng loạn đến nỗi đập phá bất kỳ thứ gì trong tầm tay của mình và không ngừng la hét. Dù biết đó là đứa con dứt ruột sinh ra nhưng Loan không làm cách nào kiểm soát được hành vi của mình.

Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng Loan đã cùng lúc trải qua quá nhiều sự kiện lớn trong đời, nhưng tất cả đều không mấy suôn sẻ. Trước những thay đổi lớn của đời sống cũng như tâm lý, cô không hề nhận được sự đồng cảm, cũng như cảm giác an toàn từ người thân xung quanh nên ngày càng chìm sâu vào tâm lý tiêu cực.

Cũng may, gia đình nhà đã kịp thời biết đến và đưa Loan đi can thiệp tâm lý trị liệu tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Sau buổi tham vấn với chuyên gia, cô và gia đình được chuyên gia phân tích để nhận thấy vấn đề của mình. Trải qua 3 tuần trị liệu cơ bản, Loan đã dần hồi phục và kiểm soát được tâm lý, sau đó cô tiếp tục tham gia Chương trình chuyên sâu của Trung tâm để được xử lý triệt để mọi vấn đề tâm lý của bản thân, đồng thời được chia sẻ và huấn luyện những kiến thức, kỹ năng cho việc nuôi con nhỏ. Theo đó, cô và mẹ chồng đã hòa hợp được mối quan hệ, cuộc sống gia đình đã hạnh phúc hơn rất nhiều.

Ám ảnh trầm cảm sau sinh - Lời khuyên từ chuyên gia tâm lý trị liệu - Ảnh 2

Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến - Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam trị liệu tâm lý cho người mắc chứng trầm cảm sau sinh

Ý kiến từ chuyên gia tâm lý trị liệu

Theo Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến - Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam:

“Việc sinh nở tuy là một tác nhân trực tiếp gây ra chứng trầm cảm của phụ nữ, tuy nhiên đây cũng được xem là “giọt nước tràn ly”. Điểm mấu chốt vẫn là môi trường sống và những sự việc mà người bệnh đã và đang phải trải qua. Những người phụ nữ đã có sẵn những biểu hiện và triệu chứng của bệnh thì việc sinh con cũng chỉ là “cái cớ” để trầm cảm bộc phát.

Việc can thiệp tâm lý trị liệu sớm đã kịp thời giúp Loan dễ dàng lấy lại cân bằng tâm lý và tìm ra được nguyên nhân gây bệnh dễ dàng hơn. Cùng với đó, gia đình cũng đã hiểu được tình trạng mà Loan gặp phải nên việc trị liệu của Loan cũng trở nên thuận lợi hơn.

Qua câu chuyện của bạn Loan, tôi cũng hy vọng các gia đình cũng như mỗi người đều hiểu được sự nguy hiểm và những hệ lụy đáng tiếc mà chứng trầm cảm có thể để lại cho con người. Chúng ta không nên quá chủ quan trước những biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc, hành vi và tâm lý. Hãy sớm can thiệp trị liệu để hạn chế tối đa những trường hợp không mong muốn và cũng là cách tăng cao khả năng trị liệu dứt điểm bệnh lý.”

Nếu bạn còn đang thắc mắc về hiệu quả của phương pháp Tâm lý trị liệu cũng như hiệu quả can thiệp chứng trầm cảm sau sinh tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, có thể liên hệ với các nhà chuyên môn qua thông tin dưới đây để được giải đáp rõ hơn:

 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Giải pháp trị liệu tâm trí chữa lành tâm bệnh

 Ám ảnh trầm cảm sau sinh - Lời khuyên từ chuyên gia tâm lý trị liệu - Ảnh 3

Địa chỉ: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 2216 8008 |  096 589 8008

Website: tamlytrilieunhc.com

Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

 

 

Lâm Đồng: Mẹ dìm chết con trai 9 tháng tuổi trong xô nước vì khóc lóc không chịu ngủ

Bực tức vì con trai khóc lóc không chịu ngủ, người mẹ trầm cảm dìm chết con trai 9 tháng tuổi trong xô nước ở nhà tắm.

TIN MỚI NHẤT