Chất béo chuyển hóa được nhiều bác sĩ coi là loại chất béo tồi tệ nhất bạn có thể ăn.WHO thậm chí còn kêu gọi các quốc gia ngừng việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa trong vòng 5 năm.
- 8 thực phẩm "độc hại" cho bữa tối, nếu cứ tiếp tục ăn đừng trách sao bệnh tật tìm đến
- Không ăn 2 loại thực phẩm này vào buổi sáng, bằng không bệnh tật rất nhanh tìm đến bạn
Theo ước tính của WHO, hơn 500.000 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm có liên quan đến lượng chất béo chuyển hóa. Điều đáng sợ hơn nữa là loại chất này có ở không ít những thực phẩm mà nhiều người vẫn hay ăn và thích ăn.
Một số thịt và các sản phẩm từ sữa có chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa tự nhiên. Nhưng hầu hết chất béo chuyển hóa được hình thành thông qua một quy trình hydro dầu ăn nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt hơn.
Vì dầu được hydro hóa có thể bảo quản lâu hơn mà không bị ôi nên không ít nhà hàng, hàng quán vẫn dùng nó. Mặc dù ngày nay nhiều nơi đã chuyển sang dùng loại dầu an toàn hơn nhưng vẫn có một số nơi sử dụng loại dầu độc hại này.
Các đồ ăn chiên như hamburger, khoai tây chiên, mì ăn liền,… hoặc các đồ chiên rán ở các quán xá không đảm bảo có nguy cơ cao sử dụng loại dầu ăn này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh xa các đồ chiên rán.
Hầu hết các loại bánh quy, bánh cứng có chứa các chất tạo xốp – các chất này có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa.
Nhờ vào điều này nên vỏ bánh mới được giòn lâu, vì vậy để an toàn hay chú ý đọc kỹ thành phần khi mua các loại bánh nướng.
Không ít trẻ em và cả người lớn thích ăn những chiếc bánh cupcake với phần kem phủ bên trên. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe.
Bởi một phần kem phủ trung bình chứ 2 gram chất béo chuyển hóa, cộng với lượng đường có trong một chiếc bánh sẽ khiến bạn dễ tăng cân, béo phì nếu ăn thường xuyên. Và béo phì là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh, trong đó có tim mạch.
Một chiếc bánh mì sandwich cho vào lò vi sóng là bữa ăn sáng giúp nhiều người tiết kiệm thời gian nhưng có thể chứa ít nhất 1 gram chất béo chuyển hóa.
Hãy xem xét kỹ thành phần trước khi ăn, có thể bạn sẽ tìm thấy dầu hydro hóa trong đó. Thêm nữa, chúng có thể được đóng gói với natri – thành phần bất lợi với sức khỏe.
Snack khoai tây, bỏng ngô thường có chứa chất béo chuyển hóa mà nhiều người không biết. Nhiều loại bỏng ngô được chế biến bằng lò vi sóng hoặc đóng gói thường có chứa chất béo chuyển hóa để giúp chế biến và tạo hương vị cho loại thực phẩm này.
=Hương vị bơ của bỏng ngô có thể chứa 0,5 gram chất béo chuyển hóa trong khi bỏng ngô vị caramel có thể chứa tới 1,5 gram trên mỗi túi. Vì thế trước khi mua bỏng ngô để xem phim, bạn nên cân nhắc kỹ.
Chất béo chuyển hóa có thể “lẻn’ vào bột của pizza đông lạnh với một lượng khoảng 0,3 gram trên mỗi miếng bánh. Ngoài ra, các loại thực phẩm như bánh bích quy đóng hộp và bánh cuộn hương quế cũng thường có chứa chất béo chuyển hóa.
=Cách tốt nhất đó là bạn hãy tự làm pizza tại nhà hoặc tìm đến các cửa hàng bán pizza uy tín hay yêu cầu kỹ về thành phần trước khi thưởng thức.
Hầu hết các nhà sản xuất bơ thực vật đã loại bỏ chất béo chuyển hóa từ các thành phần của họ, nhưng bạn vẫn phải kiểm tra lại. Một số ít vẫn chứa chất béo chuyển hóa có mức cao tới 3 gram mỗi khẩu phần.
Bơ thực vật càng rắn, nó càng bị hydro hóa. Nhưng nếu bạn định sử dụng bơ thực vật, hãy thử sử dụng loại có chất lỏng hơn.
Bơ đậu phộng là thức ăn phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu và một phần ở châu Á, thông dụng như ở Philippines, Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam, bơ đậu phộng được dùng để quết vào bánh mì để ăn bữa sáng khá phổ biến.
Tuy nhiên trước khi sử dụng, hãy nhớ kiểm tra nhãn sản phẩm. Tốt nhất danh sách thành phần của bơ đậu phộng càng ngắn càng tốt. Một số công ty đã sử dụng thêm đường và chất béo chuyển hóa để tang thêm hương vị cho sản phẩm.