Thiếu hụt i-ốt có thể gây suy giảm tuyến giáp hoặc bệnh bướu cổ. Do đó, bạn đừng nên chủ quan bỏ qua mà cần tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết tình trạng này để bổ sung đủ i-ốt cho cơ thể.
- Đang mùa dịch cúm A/H1N1, bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này chưa?
- Những dấu hiệu cảnh báo răng đang bị lão hóa sớm, bạn cần đến bác sĩ nha khoa ngay
I-ốt là một vi chất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, bởi nó không chỉ giúp tuyến giáp hoạt động ổn định mà còn đảm bảo việc sản xuất hormone tuyến giáp luôn diễn ra an toàn. Đó là lý do vì sao khi cơ thể thiếu hụt i-ốt thì nguy cơ cao bạn sẽ mắc phải bệnh bướu cổ.
Vậy nên, hãy tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cơ thể sau đây để kịp thời bổ sung đủ i-ốt cho cơ thể ngay bạn nhé!
Mệt mỏi
Có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, hay công việc trong ngày khiến bạn phải hoạt động hết công suất nên gây ra tình trạng mệt mỏi. Thế nhưng, nếu nó diễn ra quá thường xuyên thì bạn cần chủ động đi khám để tìm hiểu xem cơ thể mình đang gặp phải vấn đề gì. Bởi tình trạng mệt mỏi quá thường xuyên đang ngầm cảnh báo dấu hiệu thiếu hụt i-ốt trong cơ thể bạn.
Phì tuyến giáp
Thiếu hụt i-ốt trong cơ thể có thể gây ra một số bệnh về tuyến giáp, trong đó có cả phì tuyến giáp. Do đó, nếu không chú ý phát hiện sớm thông qua dấu hiệu này thì nguy cơ cao bạn có thể mắc phải bệnh bướu cổ.
Mất cân bằng cảm xúc
Tương tự như dấu hiệu mệt mỏi, tình trạng thiếu hụt i-ốt còn khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng thường xuyên, thậm chí còn gây trầm cảm. Vậy nên, nếu bạn có dấu hiệu mất cân bằng cảm xúc thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Táo bón
Khi lượng i-ốt trong cơ thể quá thấp thì nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, và đó là lý do tại sao bạn gặp phải dấu hiệu táo bón. Đặc biệt, táo bón luôn là một dấu hiệu sức khỏe tiềm ẩn mà bạn không nên chủ quan xem thường. Do đó, hãy đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán đúng về tình trạng sức khỏe của mình khi gặp phải dấu hiệu này.
Thay đổi về da
Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cơ thể là hiện tượng da dày. Ngoài ra, tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ... đột ngột cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu i-ốt.
Suy giảm hệ miễn dịch
Lượng i-ốt trong cơ thể quá thấp có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, từ đó là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng phổ biến.
Tăng cân bất thường
Do i-ốt đóng vai trò quan trọng với một số chức năng hoạt động của cơ thể. Vậy nên, nếu gặp phải tình trạng tăng cân đột ngột mà không hề có kế hoạch tăng cân thì bạn nên chủ động đi khám sức khỏe ngay.
Bạn cần bổ sung i-ốt cho cơ thể như thế nào?
Trung bình, người trưởng thành cần 150mcg (micrograms) i-ốt mỗi ngày. Có 7 loại thực phẩm từ tự nhiên mà bạn nên bổ sung để cung cấp i-ốt cho cơ thể là:
- Tảo biển: chứa 200mcg i-ốt/100gr.
- Cá biển: chứa 80mcg i-ốt/100gr.
- Cua, ghẹ: chứa 10mcg i-ốt/100gr (nên bổ sung kèm các loại thực phẩm khác trong ngày).
- Ốc biển: chứa 90mcg i-ốt/100gr.
- Khoai tây: chứa 4,5mcg i-ốt/100gr (nên bổ sung kèm các loại thực phẩm khác trong ngày).
- Trứng gà: 1 quả trứng chứa khoảng 9,7mcg i-ốt (nên bổ sung kèm các loại thực phẩm khác trong ngày).
- Rau bina: chứa 16,4mcg i-ốt/100gr (nên bổ sung kèm các loại thực phẩm khác trong ngày).