Nhiều người có thói quen ngoáy tai, có người dùng móng tay dài, tăm bông và các dụng cụ khác, có người thích nhờ người khác ngoáy tai. Trên thực tế, thường xuyên tự ngoáy tai có thể mang đến rủi ro không hề nhỏ.
- 7 dấu hiệu ở bàn tay cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề liên quan tới tuyến giáp hoặc gan
- Trời nắng nóng, gan rất thích nếu 'khổ chủ' ăn 4 loại rau củ rất quen thuộc này
Ráy tai được sản xuất từ 1/3 ngoài (phần có lông) của ống tai ngoài, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này.
Đây là hỗn hợp của: tế bào biểu mô bong tróc (da chết), chất tiết từ tuyến bã nhờn, tuyến tiết ráy, tuyến mồ hôi, lông tóc và các hạt dị vật, bụi bẩn.
Ráy tai có công dụng bôi trơn cho ống tai, chống thấm nước, bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước, tránh khô da gây các bệnh về da, bảo vệ màng nhĩ.
Ngoài ra, nó còn có công dụng diệt vi khuẩn và nấm: pH của ống tai khoảng 6.1, có tính acid nhẹ.
Hậu quả của việc dùng tăm bông ngoáy tai trong thời gian dài
1. Lấy ráy tai dùng lực quá mạnh có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, giảm thính lực, thậm chí là viêm tai giữa.
2. Lấy ráy tai không đúng phương pháp có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai, làm tắc ống tai, gây giảm thính lực, chèn ép màng nhĩ dẫn đến ù tai, chóng mặt.
3. Khi ngoáy tai bằng dụng cụ ngoáy tai không sạch, bằng móng tay... có thể dễ dàng gây ra những vết thương nhỏ và làm nhiễm nấm ống tai ngoài.
4. Dùng chung dụng cụ ngoáy tai có thể gây bệnh, phổ biến nhất là virus HPV gây u nhú ở ống tai ngoài.
5. Càng lấy ráy tai thường xuyên thì ống tai lại sản sinh càng nhiều ráy tai. Hơn nữa, ráy tai mới hình thành có thể chuyển từ dạng bông sang dạng vụn, làm giảm khả năng bảo vệ tai.
Cơ chế tự làm sạch của ống tai ngoài
Trong trường hợp bình thường, ráy tai sẽ tự bị đẩy dần ra ngoài và rơi xuống khi chúng ta thực hiện các hoạt động như ăn, nhai, ngáp, v.v. và nhìn chung sẽ không làm lấp ống tai.
Nếu ráy tai không thể tự đào thải ra ngoài, ống tai bị tắc, ngứa, nghe kém, bạn cần đến bác sĩ tai mũi họng chuyên nghiệp để làm sạch.
Một số trường hợp quá trình tự làm sạch của tai bị cản trở
- Ống tai ngoài quá hẹp hoặc hình dáng cong khác thường, do bẩm sinh, chấn thương hoặc nhiễm trùng...
- Lấy ráy tai không đúng cách: ngoáy bằng tăm bông đẩy ráy vào sâu bên trong.
- Sử dụng earphone hoặc đeo máy trợ thính thường xuyên.
- Bệnh lí của da ống tai: nấm, viêm da, chàm,...
- Thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn mạnh kéo dài vài giờ mối ngày gây tăng tiết ráy.
- Sự lão hóa: ở người già, ráy tai có xu hướng cứng và dày hơn.
- Cơ thể thiếu kẽm, magne, omega-3.
- Cơ địa tăng tiết ráy quá mức không rõ nguyên nhân.
(Theo Weibo, hoanmysaigonclinic)