Theo bác sĩ, ngay cả việc bạn đã đi khám sức khỏe vẫn có thể không tìm ra ung thư. Đây là 4 loại bệnh cần đi khám định kỳ để phát hiện sớm, chần chừ 1 năm cũng có thể nguy hiểm.
- Thực phẩm 'vạn người mê' tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư nhưng ít người biết
- Người đàn ông mắc 3 loại ung thư cùng lúc, bác sĩ chỉ mặt thủ phạm
Xét nghiệm sàng lọc ung thư định kỳ là việc quan trọng
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư trên kênh Sức khỏe/Sohu (TQ), có những bệnh nhân đã được thông báo rằng họ không có gì bất thường về kết quả X quang phổi khi khám sức khỏe định kỳ vào năm ngoái. Nhưng năm nay, khi họ kiểm tra CT phổi và thực sự choáng váng khi bị chẩn đoán ung thư phổi. Chuyện gì đang xảy ra?
Nhiều người cảm thấy vô cùng bối rối và thắc mắc, tại sao họ không được phát hiện thấy ung thư kịp thời hơn?
Các bác sĩ nói rằng, lý do chính là khám sức khỏe định kỳ không đúng cách, không phải bạn cứ đăng ký khám định kỳ là có thể phát hiện ra mọi loại bệnh trong cơ thể.
Ví dụ, Chụp X-quang phổi và CT phổi có thể có độ nhạy tương đối khi muốn phát hiện các yếu tố liên quan đến bệnh lao. Bệnh viêm phổi thông qua chụp X quang phổi vẫn có thể nhận thấy kết quả tương đối rõ ràng, nhưng lại đặc biệt khó phát hiện ra dấu hiệu ung thư phổi sớm.
Độ rõ và độ tương phản của kết quả chụp X quang phổi làm giảm khả năng nhìn thấy bệnh đi rất nhiều, vì vậy các bác sĩ chuyên nghiệp sẽ khuyên dùng cách chụp CT phổi nếu bạn là người có nguy cơ mắc ung thư phổi nhiều hơn những người khác.
Điều này có nghĩa rằng, mỗi loại xét nghiệm, chụp chiếu lại phù hợp với những nhóm bệnh mà bạn muốn kiểm tra. Do đó, đều là khám sức khỏe định kỳ, nhưng mỗi người đều nên lựa chọn cơ sở khám, dịch vụ khám và gói khám đặc thù khác nhau.
4 nhóm người cần phải đi khám sàng lọc ung thư định kỳ
1. Những người hút thuốc cần khám ung thư phổi
Các bác sĩ phát hiện ra rằng, có một nguy cơ chung dành cho những bệnh nhân ung thư cụ thể.
Hút thuốc lá chính là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc trong thời gian dài, tốt nhất nên kiểm tra CT phổi hàng năm. Nói chung, nếu chỉ khám phổi thông thường hoặc chụp kiểm tra X-quang ngực sẽ rất khó phát hiện ra các dấu hiệu ung thư phổi sớm.
Vì vậy, lựa chọn hình thức kiểm tra xét nghiệm phù hợp và vô cùng quan trọng.
2. Những người ăn uống thiếu lành mạnh phải khám ung thư dạ dày
Người nào tiêu thụ quá nhiều lượng thực phẩm ngâm tẩm, muối chua và các món ăn chế biến theo hình thức hun khói thì phải cẩn thận với những yếu tố nguy cơ được cho là thủ phạm dẫn đến ung thư dạ dày.
Đối với những người có thói quen ăn uống kém, tốt nhất nên kiểm tra nội soi dạ dày định kỳ trong khoảng thời gian từ 2-3 năm/lần. Trong trường hợp có nghi ngờ khi bản thân mình thuộc nhóm có nguy cơ cao thì cần tư vấn bác sĩ để khám thường xuyên hơn.
3. Nhóm người ăn uống nhiều dầu mỡ phải khám ung thư đại trực tràng
Người nào tiêu thụ nhiều hơn bình thường các thực phẩm giàu chất béo thì đặc biệt phải cẩn thận với nguy cơ ung thư vì đây chính là thủ phạm gây ung thư đại trực tràng.
Nếu bạn là người thích ăn thịt, đặc biệt không thích hoặc ăn rau quả tươi quá ít, thấp hơn mức khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên kiểm tra nội soi đường ruột (đại trực tràng) mỗi 2-3 năm/lần.
4. Nhóm người có nhiều bạn tình cần khám ung thư cổ tử cung
Việc duy trì lâu dài nhiều bạn tình được cho là yếu tố nguy cơ cao nhất, là thủ phạm dẫn đến ung thư cổ tử cung. Điều này là do khi có quá nhiều đối tác quan hệ tình dục sẽ khiến phụ nữ dễ bị nhiễm vi khuẩn HPV ở mức độ cao.
Trong khi đó, vi khuẩn HPV có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hàng năm và phát hiện những bất thường có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung để can thiệp và điều trị kịp thời.
Đừng bỏ qua việc kiểm tra thể chất thường xuyên, khám xét nghiệm và xem kỹ kết quả xét nghiệm để theo dõi cẩn thận.
Đôi khi, bạn có thể tìm thấy một vấn đề lớn từ một vài các dấu hiệu nhỏ, nhưng bạn cũng phải học cách lựa chọn các hình thức kiểm tra xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín và chính xác.