Có thể bạn chưa biết có hai thói quen khi làm vào buổi sáng hại gan hơn cả uống rượu và thức khuya, các bạn xem mình có mắc phải không còn bỏ cho kịp nhé.
- Phong tỏa, cách ly khu chợ vì có người phụ nữ bán xôi mắc Covid-19
- Lịch sử đi lại phức tạp của 11 ca mắc Covid-19 công bố ngày 15/8 tại Đà Nẵng
1. Nhịn tiểu vào buổi sáng
Theo các chuyên gia y tế, nhịn tiểu vào buổi sáng là thói quen rất nguy hiểm cho gan. Thông thường, khi bạn đi tiểu vào buổi sáng thì các chất độc tích tụ cả một đêm trong gan sẽ đi qua nước tiểu ra ngoài.
Do đấy, nếu không bài tiết kịp thời khiến chất độc chững lại, làm tăng gánh nặng giải độc gan, lâu ngày dẫn tới ngộ độc gan, suy gan, viêm gan, ung thư gan.
2. Nhịn không ăn sáng
Nếu bạn nhịn không ăn sáng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu dần, nội tạng "héo mòn", nhất là tổn thương đến gan.
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nó cung cấp năng lượng cho nội tạng sau một đêm dài hoạt động, trong đó có gan.
Nếu nhịn ăn sáng sẽ gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong gan, lượng đường trong máu thấp khiến glycogen trong gan suy giảm, tăng insulun gây gánh nặng cho gan.
Tình trạng này nếu cứ để kéo dài sẽ làm gan suy giảm chức năng, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư.
Dấu hiệu gan đang suy kiệt vì độc tố
Một số dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của gan đang gặp vấn đề, cần phải cải thiện ngay, mọi người chú ý:
+ Ngứa gan bàn tay: Gan yếu sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng nước, nóng trong, ngứa da tay. Chức năng gan yếu sẽ khiến sự bài tiết bilirubin bị ảnh hưởng, làm tăng hàm lượng bilirubin trong cơ thể, gây ngứa ngáy ở lòng bàn tay.
+ Đốm trắng ở giữa móng tay: Bàn tay xuất hiện đốm trắng bất thường thì coi chừng bệnh gan, nếu có sọc ngang thì là tiền thân bệnh gan
+ Mắt và da chuyển vàng: Nếu đột nhiên thấy da và mắt dần ngả vàng thì là lời cảnh báo của gan đang chứa nhiều độc tố, nếu không điều trị nhanh chóng sẽ dễ gây suy gan, ung thư gan
+ Mặt đen sạm: Da mặt đen sạm đi trông thấy là cảnh báo bệnh gan mạn tính, chức năng gan bị suy yếu khiến nồng độ hormone ảnh hưởng, chuyển hóa sắc tố kém.