Sau khi ăn, bà Trần và cháu gái bị đau bụng và tiêu chảy. Sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện Lộ Kiều, các bác sĩ kết luận 2 bà cháu bị ngộ độc thực phẩm kèm viêm đường ruột cấp tính.
- 6 thói quen trước khi ngủ cực kỳ tốt cho cơ thể, vừa khỏe mạnh lại trẻ dai
- Chuyên gia đánh giá vi khuẩn Clostridium botulinum liên quan đến thực phẩm pate Minh Chay là chất độc thần kinh cực mạnh
Không chỉ ở Việt Nam mà đối với hầu hết các quốc gia Châu Á, trứng gà thường được coi là thực phẩm quý giá vì chúng bổ dưỡng và hợp khẩu vị với hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trứng gà nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách dễ khiến vi khuẩn phát triển, sinh sôi và cuối cùng gây ngộ độc nặng hoặc làm hại đường ruột.
Mới đây, Bệnh viện Lộ Kiều (Đài Châu, Trung Quốc) đã tiếp nhận 2 bà cháu bị ngộ độc nặng sau khi ăn cơm tối với canh cà chua trứng.
Tại bệnh viện, bệnh nhân họ Trần (60 tuổi) chia sẻ với bác sĩ rằng do còn quá nhiều thức ăn thừa vào buổi trưa, bà quyết định để lại món canh trứng cà chua cho bữa tối. Tuy nhiên, thời tiết nóng bức đã khiến bát trứng cà chua bị biến chất, xuất hiện vị chua bất thường... Sau khi ăn, bà Trần và cháu gái bị đau bụng và tiêu chảy. Sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện Lộ Kiều, các bác sĩ kết luận 2 bà cháu bị ngộ độc thực phẩm kèm viêm đường ruột cấp tính, hậu quả do ăn món trứng đã bị hỏng.
Vì sao ăn trứng hỏng lại dễ gây ngộ độc?
Trứng dù là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình nhưng chúng lại được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) liệt vào danh sách một trong những món dễ gây ngộ độc nhất.
Trứng thường chứa Salmonella, loại vi khuẩn khiến bạn ngộ độc. Ăn trứng bị hỏng, ăn trứng sống... đều là nguyên nhân khiến bạn có thể bị nhiễm Salmonella. Khi bị nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh sẽ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn, sốt, chuột rút... bị ngộ độc thực phẩm hoặc gây hại cho đường ruột. Như trường hợp trên của bà Trần, do bà ăn món canh trứng để lâu ngoài môi trường, gây biến chất, sản sinh vi khuẩn và cuối cùng là gây ngộ độc.
Ăn trứng bị hỏng, ăn trứng sống hay sử dụng các loại trứng được để quá lâu đều là nguyên nhân khiến bạn có thể bị nhiễm Salmonella.
Để tránh nguy cơ ngộ độc khi ăn trứng, CDC khuyến cáo người dân nên sử dụng trứng và các sản phẩm từ trứng đã được nấu chín.
- Tránh các thực phẩm có chứa trứng sống hoặc nấu chưa chín kỹ.
- Bảo quản trứng trong tủ lạnh ở 4-5 độ C hoặc lạnh hơn.
- Kiên quyết ném bỏ những quả trứng bị nứt vỏ hoặc có bề ngoại bẩn.
- Ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C hoặc nóng hơn.
- Rửa tay và các vật dụng tiếp xúc với trứng sống, bao gồm đũa, thìa, dao, bát đĩa và thớt bằng xà phòng và nước.
Không ăn trứng kết hợp cùng các thực phẩm "đại kỵ" sau
Ngoài việc phòng ngừa Salmonella khi ăn trứng, mọi người cũng cần tránh kết hợp trứng với các thực phẩm sau đây:
- Tránh ăn trứng cùng thịt thỏ, thịt ngỗng: Danh y Lý Thời Trân nổi tiếng của Trung Quốc nói trong cuốn Bản thảo cương mục của mình rằng: "Trứng mà kết hợp với thịt thỏ, thịt ngỗng sẽ tạo ra tiêu chảy", nguyên nhân bởi cả 3 món này đều có tính hàn.
- Không uống sữa đậu nành sau khi ăn trứng: Protein trong trứng kết hợp trypsin trong sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 món ăn này. Đồng thời gây ức chế hoạt động, ảnh hưởng tiêu hóa.
- Không ăn trứng kèm uống trà: Nước trà có chứa nhiều axit tannic. Chất này kết hợp với protein có trong trứng sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, gây táo bón.
- Không ăn quả hồng sau khi ăn trứng: Trứng gà ăn cùng quả hồng có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.
- Tránh kết hợp trứng với tỏi: Theo Đông y, trứng gà khi ăn chung với tỏi sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, nếu ăn trong lúc bụng rỗng sẽ sinh ra cảm giác buồn nôn, choáng váng.