15 điều mẹ cần nhớ trong tháng đầu ở cữ kẻo 40 tuổi mắt mờ, tay run, con ốm yếu, gầy còm

Sống khỏe 01/01/2021 11:51

Lần đầu được lên chức mẹ, lần đầu được chăm sóc em bé của mình, rồi phải trải qua biết bao điều kiêng kỵ trong tháng ở cữ có lẽ là điều mà hiếm người phụ nữ nào có thể quên được.

Các cụ nói “Sinh 1 đứa con, giảm 5 tuổi thọ” quả không sai. Nhím nhà em vừa tròn 6 tháng tuổi, em đã cảm nhận rõ sức khỏe của mình đã thay đổi rõ rệt.

Mắt mờ dần và chân tay chậm chạp rất nhiều, nguyên nhân cũng chỉ vì không chịu ở cữ đến nơi đến chốn. Thi thoảng ngồi nghĩ lại thấy hối hận lắm, các mẹ nhìn em mà rút kinh nghiệm đi này, dù suy nghĩ có “thoáng” tới đâu thì cũng nhất định phải tránh những điều sau nhé:

1. Trong tháng ở cữ, mẹ nên tuyệt đối kiêng đồ chua, uống nước đá lạnh để sau này tránh bị lạnh đường huyết. Mặc dù ăn rau xanh rất tốt nhưng tốt nhất là mẹ nên kiêng kỵ ăn cải đắng vì nó có thể khiến mẹ bị tiểu són.

Ngoài ra, mẹ không được ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ. Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân.

2. Trừ việc cho con bú ra thì mẹ không nên ngồi nhiều. Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên nằm để sau này đỡ bị đau mỏi lưng hơn.

3. Trong tháng cữ, bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu.

4. Các mẹ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h và không nên tắm nắng quá 30 phút.

5. Mẹ nhớ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.

6. Việc sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… cũng là điều tối kỵ sau khi sinh. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút.

15 điều mẹ cần nhớ trong tháng đầu ở cữ kẻo 40 tuổi mắt mờ, tay run, con ốm yếu, gầy còm - Ảnh 1

7. Mẹ nhớ không nên “yêu” trong thời gian ở cữ bởi các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 4-6 tuần thì mới tốt.

8. Không được nín đi vệ sinh nếu không các mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

9. Những thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ không được ăn để tránh sẹo lồi: thịt gà, rau muống, đồ nếp. Các mẹ nên ăn thật nhiều: tôm, gân bò, hoa quả và rau ngót.

10. Nhớ không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá biển thì ăn cá hồi nhớ bỏ da. Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng.

15 điều mẹ cần nhớ trong tháng đầu ở cữ kẻo 40 tuổi mắt mờ, tay run, con ốm yếu, gầy còm - Ảnh 2

11. Tuyệt đối không cố kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ, hãy để người nhà của bạn quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy cả máu.

12. Mẹ tuyệt đối không nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại. Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.

13. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông sẽ nghĩ tới việc đốt than sưởi cho ấm nhưng điều này là sai lầm bởi. Việc đốt than trong phòng có thể gây ngạt thở và ngộ độc não.

15 điều mẹ cần nhớ trong tháng đầu ở cữ kẻo 40 tuổi mắt mờ, tay run, con ốm yếu, gầy còm - Ảnh 3

14. Không dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài: nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài, bạn sẽ dần mất đi khả năng lắng nghe và cảm thấy rất ù tai với tiếng động xung quanh.

15. Không kiêng tắm quá lâu: mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần. Thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.

3 điều nếu cha mẹ càng làm càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con

Chăm sóc con sai cách rất dễ sẽ phản tác dụng vậy nên trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con có 3 điều cha mẹ càng làm càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con

TIN MỚI NHẤT