Dạ dày dù khỏe hay yếu, bạn cũng không nên tùy tiện trong việc ăn uống. Một số loại thực phẩm nếu ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày của bạn bị "ăn mòn", nhất là khi bao tử của bạn đang có vấn đề.
- Những loại thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả
- 6 thực phẩm mọc mầm không hề độc mà là "thần dược" ngừa cả ung thư nhiều người bỏ phí
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ gây kích thích co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng táo bón.
Ngược lại, nó cũng có thể làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy. Khi khó tiêu, tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, thịt và pho mát.
Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao như cà chua, trái cây họ cam quýt nếu dạ dày của bạn đang không thoải mái. Tuyệt đối không ăn đồ chua khi bụng rộng vì dễ gây kích thích như dạ dày như ăn quyét sẽ dẫn đến trướng bụng, ăn dứa gây tổn thương dạ dày.
Nhiều người sau khi ăn cay có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày thì nên tránh các thức ăn cay như tỏi, ớt nhằm tránh kích thích hệ tiêu hóa, gây nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Tỏi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng không phù hợp với người đau dạ dày. Vì trong tỏi có chứa fructan, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, ruột, gây đầy hơi, khó chịu.
Tuy nhiên, những lúc dạ dày không đau thì bạn vẫn có thể thưởng thức một ít tỏi nếu thích. Đặc biệt, ăn tỏi đã nấu chín sẽ giảm nhiều tác hại đến dạ dày bạn nhé.
Khi bị táo bón, bạn nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng thường thiếu chất xơ có lợi cho nhu động ruột. Ngoài ra, các thành phần như chất bảo quản, màu nhân tạo hoặc lactose trong thực phẩm chế biến có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa có chứa lactose không phù hợp với bệnh nhân không dung nạp lactose và những người không thể dễ dàng tiêu hóa lactose.
Vì vậy, sau khi ăn những thực phẩm có thể dễ bị đầy hơi bụng. Uống quá nhiều lactose có thể gây tiêu chảy hoặc làm cho tình trạng này trầm trọng hơn.
Giống như thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chiên cũng gây rá các vấn đề như tiêu chảy và táo bón. Lý do là nhiều loại thực phẩm chiên có hàm lượng chất xơ thấp, điều này không có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Caffeine trong cà phê có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, dễ gây viêm loét và những cơn đau trầm trọng hơn.
Do đó, nếu không muốn dạ dày đau nặng hơn thì bạn nên hạn chế cà phê. Nếu thèm, bạn chỉ nên uống một chút khi đã ăn no. Tuyệt đối không nên uống cà phê lúc bụng đói để tác hại không nghiêm trọng thêm.
Hai loại thực phẩm này sẽ gây ra phản ứng kích thích và căng thẳng trong dạ dày sau khi ăn, ảnh hưởng đến việc tiết acid dạ dày và các enzym tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa không hoạt động đúng cách.
Từ quan điểm dinh dưỡng, rượu không chứa các chất dinh dưỡng như protein và vitamin. Rượu không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của gan. Uống quá nhiều rượu có thể gây khó tiêu và các vấn đề sức khỏe khác.