Trang thông tin Bright Side đã phát hiện ra rằng có rất nhiều triệu chứng được coi là tín hiệu cho thấy gan đang bị quá tải do các thói quen hàng ngày của bạn gây ra.
- Biết được những tác dụng này của trứng cút, bạn sẽ chạy ngay ra chợ mua về ăn
- Uống rượu, bia thả phanh dịp Tết không lo say khướt nhờ những mẹo cực đơn giản này
Gan là một trong những cơ quan giải độc trong cơ thể và nó phải làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trước hết, gan giúp bạn loại bỏ độc tố và các chất thải từ cơ thể. Nó cũng tham gia vào việc chuyển hóa các loại thuốc và tạo ra các axit amin (chất tạo protein).
Thông thường, gan sản sinh mật - chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là chất béo). Gan cũng là cơ quan lớn chứa thêm glucose, glycogen và sử dụng nó khi cơ thể bạn cần nhiên liệu năng lượng. Trên thực tế, các yếu tố đông máu cũng được tạo ra với sự trợ giúp của gan.
Không những thế, gan cũng là cơ quan nội tạng duy nhất, có khả năng khôi phục các tế bào bị hư hỏng và tự hồi phục chức năng trong một thời gian dài. Đó là lý do tại sao bệnh gan thường không gây triệu chứng cho đến khi 75% tế bào gan bị phá hủy. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên nếu gan bị căng thẳng và không thực hiện tốt chức năng của mình.
Khi đó, gan không thể chuyển độc tố thành chất thải an toàn, chúng sẽ "trụ lại" trong mô mỡ và được bài tiết ra khỏi cơ thể sau khi gan hoạt động bình thường trở lại. Gan càng phải làm việc quá tải, thời gian chất thải "trụ lại" trong các mô mỡ để chờ đợi thải ra ngoài càng lâu, từ đó kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe, trong đó có cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Trang thông tin Bright Side đã phát hiện ra rằng có ít nhất 6 triệu chứng được coi là tín hiệu gan gửi đến bạn khi nó đang bị quá tải do các thói quen hàng ngày của bạn gây ra. Hãy cẩn thận kiểm tra để hiểu xem gan của bạn có đang gửi tín hiệu cảnh báo như thế này cho bạn hay không nhé.
1. Sự nhầm lẫn, bối rối trong tư duy, suy nghĩ
Nếu gan của bạn bị quá tải, nó không thể lọc máu đúng cách. Kết quả là, độc tố có thể tiếp cận não của bạn. Khi điều này xảy ra, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ và khó khăn đưa ra quyết định.
2. Lượng đường trong máu thấp
Gan cũng có trách nhiệm duy trì mức đường trong máu bình thường. Khi gan bị căng thẳng, bạn có thể bị hạ đường huyết đột ngột.
Thông thường, gan phải chế biến và sản xuất glucose sau khi bạn ăn. Nhưng nếu gan không thể giải phóng glucose lưu trữ vào máu, mức glucose trong máu sẽ giảm đáng kể. Kết quả là, lượng đường trong máu thấp gây ra sự mệt mỏi, kích thích và không có khả năng tập trung.
3. Mất cân bằng của hormone
Gan cũng làm nhiệm vụ điều chỉnh hormone giới tính của chúng ta. Một bệnh lý rối loạn chức năng gan có thể là nguyên nhân gây ra mất cân bằng estrogen và testosterone, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như giảm ham muốn tình dục và các triệu chứng PMS (triệu chứng tiền kinh nguyệt) xấu đi.
4. Tâm trạng lâng lâng hoặc trầm cảm
Tâm trạng và trí nhớ phụ thuộc vào trạng thái của não. Khi độc tố xâm nhập vào não của bạn, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và trải qua sự thay đổi tâm trạng thường xuyên.
Lo lắng và trầm cảm cũng liên quan đến tình trạng của gan. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như vậy, điều tốt nhất nên làm là tư vấn chuyên môn và khám sức khỏe trước khi dùng bất kỳ loại thuốc an thần nào.
5. Rối loạn miễn dịch
Những người thường bị cảm lạnh và các bệnh nhiễm virus khác tin rằng lý do chính là thiếu vitamin C. Nhưng ít người biết rằng gan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ miễn dịch mạnh. Bởi vậy bạn cần nhớ, gan của bạn càng khỏe mạnh thì nó càng "chiến đấu" chống lại virus và vi khuẩn hiệu quả.
6. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bằng cách thở bị gián đoạn hoặc ngắt quãng trong hơn 10 giây. Trong trường hợp nặng, đường thở có thể bị chặn trong 2-3 phút, và những khoảng thời gian ngắn này chiếm hơn một nửa tổng thời gian ngủ của bạn. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ngưng thở khi ngủ là ngáy ngủ.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của chứng ngưng thở, tốt hơn là bạn nên kiểm tra gan vì rất có thể đó là do không hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, mọi người có thể gặp phải các vấn đề về gan ngay cả khi không uống quá nhiều rượu. Tích tụ chất béo trong tế bào gan, không liên quan đến lạm dụng rượu, được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không chứa chất sắt (NAFLD). Phần lớn những người có NAFLD có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Các chuyên gia y tế phát hiện ra rằng béo phì, tiểu đường, sụt cân nhanh và dùng quá liều một số loại thuốc (như acetaminophen, steroid và tetracycline) cũng có thể góp phần làm rối loạn chức năng gan, khiến gan bị suy giảm chức năng và tích tụ nhiều độc tố.
Một số triệu chứng khác chứng tỏ lượng độc tố trong gan đang ở mức báo động bao gồm:
1. Vàng da
Khi các tế bào máu đỏ kết thúc chu kỳ sống và chết đi, chúng sẽ bị hủy hoại, tạo thành một loại hóa chất gọi là bilirubin. Sản phẩm phụ này thường được lấy ra khỏi cơ thể qua mật. Khi gan bị hư, nó không thể giải phóng mật nếu cần. Do đó bilirubin bắt đầu tích tụ trong cơ thể, gây ra vàng da và niêm mạc màng ở mắt.
2. Mệt mỏi quá đỗi
Gan của bạn là một trong những cơ quan giải độc quan trọng nhất. Vì vậy, khi cơ quan này mất chức năng của nó, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra mệt mỏi lâu dài không thể giải thích được và thiếu năng lượng.Thậm chí tình trạng này còn không biến mất sau khi ngủ yên.
3. Dễ bầm tím
Cùng với thận, gan tham gia vào việc sản sinh ra các yếu tố đông máu. Khi số lượng tế bào gan, thận khỏe mạnh bị giảm đi, chúng không thể tạo ra đủ lượng các chất này. Kết quả là, bạn có thể bị chảy máu mũi và bầm tím thường xuyên (ngay cả sau khi bị đụng nhẹ).
4. Sưng tấy trên cơ thể
Rối loạn chức năng gan nghiêm trọng thường dẫn đến sự tích tụ dịch và sưng tấy cơ thể, liên quan tới việc tổng hợp protein giảm đáng kể. Trong trường hợp này, phù nề phát triển ở giữa cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng.
Một vài biện pháp cải thiện chức năng gan
Điều đầu tiên bạn cần làm là nên thử là áp dụng một kế hoạch ăn kiêng lành mạnh hơn. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn cần phải "tra tấn" bản thân bằng chế độ ăn kiêng mà chỉ cần cố gắng làm theo các quy tắc đơn giản này:
- Giảm tiêu thụ fructose xuống 20g/ngày.
- Tránh tiêu thụ nước soda.
- Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm nhiều thực phẩm động vật và thực vật, cung cấp nhiều axit amin thiết yếu.
- Tăng cường tiêu thụ rau xanh.
- Tránh hoặc loại bỏ đồ uống có cồn.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu lưu huỳnh như trứng, tỏi, hành.