Chữa tiểu đường bằng thuốc nam là giải pháp tối ưu, tránh được những nguy cơ không mong muốn và không gây đau đớn. Sau đây là chia sẻ chi tiết về phương pháp này.
- Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để phòng tránh COVID-19?
- Quả na rất tốt nhưng chỉ nên ăn vào một khung giờ, người đau dạ dày, tiểu đường phải nhớ
Chữa dứt điểm bệnh tiểu đường là điều không hề dễ dàng. Lựa chọn thuốc tây để chữa bệnh mặc dù mang đến hiệu quả cao nhưng lại dễ để lại tác dụng phụ khi lạm dụng trong thời gian dài. Do đó, chữa tiểu đường bằng thuốc nam là xu hướng được người bệnh dành nhiều sự quan tâm bởi đặc tính an toàn, cao và rất hiệu quả.
1. Thông tin cần nắm về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là căn bệnh gây ra do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao khiến cơ thể không kịp thời dung nạp.
Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:
+ Tiêm insulin.
+ Cấy ghép tế bào iset có sẵn hoặc tủy nhân tạo.
+ Điều trị bệnh bằng thuốc tây.
+ Áp dụng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với rèn luyện thể dục hằng ngày.
Cụ thể:
+ Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 1: Cần tiêm insulin và thuốc kích thích sản sinh insulin hằng ngày để kiểm soát chỉ số đường huyết. Kèm theo một chế độ ăn uống khoa học và hoạt động thể chất nghiêm ngặt.
+ Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2: Tuy rằng bệnh tiểu đường loại 2 không chữa khỏi được nhưng vẫn có thể kiểm soát bằng nhiều cách như áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, dùng các cây thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị,…
2. 10 cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường
+ Khổ qua rừng
Công dụng:
Dùng khổ qua rừng là một trong những bài thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả và được nhiều người bệnh ưa chuộng. Trong thành phần của khổ qua rừng có chứa nhiều hợp chất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời với bổ sung những dưỡng chất mang đến hiệu quả tương tự như insulin thì chúng còn cung cấp những chất chống oxy hóa, vitamin C và carotene giúp ức chế sự hấp thụ glucose. Tăng sức đề kháng và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần nấu nước lá khổ qua để uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể uống trà khổ qua rừng (cả dây, lá, quả sấy khô). Kết hợp với ăn sống khổ qua rừng, chế biến các món ăn từ khổ qua như canh mướp đắng nhồi thịt, khổ qua xào trứng hoặc khổ qua luộc,…
+ Dây Thìa Canh
Công dụng:
Dây thìa canh có hiệu quả giúp cơ thể giảm được lượng đường vào máu, kiểm soát lượng đường huyết trở về mức an toàn. Giúp đào thải 1 lượng Cholesterol ra ngoài và giảm bớt nguy cơ tăng cân ở bệnh nhân.
Cách dùng:
+ Sắc nước uống:
Lấy 50-70g dây thìa canh khô đun với 1.5 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi, tiếp tục đun thêm trong 15p là dùng được.
Dùng nước này để uống thay nước trong ngày, hoặc bạn cũng có thể bảo quản để uống lạnh. Nên dùng sau khi ăn 30p.
+ Hãm nước uống hàng ngày:
Chuẩn bị: 50-70g dây thìa canh khô.
Đun với 1 lít nước trong 30-40p là dùng được. Dùng nước này sau khi ăn 30p. Bảo quản ở bình giữ nhiệt để uống trong ngày.
+ Cam thảo đất
Cam thảo đất là một vị thuốc nam khá nổi tiếng. Thành phần có chứa hoạt chất amellin mang đến hiệu quả giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu. Hiệu quả cao trong cân bằng đường huyết và ngăn chặn những biến chứng của bệnh tiểu đường cấp và mạn tính.
Cách sử dụng:
Dùng cam thảo đất để sắc nước uống hoặc dùng trong những bài thuốc nam chữa tiểu đường cụ thể. Đồng thời, hãm trà cam thảo đất và dùng hàng ngày cũng là phương pháp đơn giản được nhiều người áp dụng.
+ Cây mã đề
Cây mã đề là một trong những cây thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường rất công hiệu mà không phải ai cũng biết. Đây là loại cây có tính mát, vị ngọt, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa đái rắt, viêm họng,...
Cách sử dụng:
Với bài thuốc nam này, bạn chỉ cần rửa sạch cây mã đề rồi đem phơi khô, cắt thành từng đoạn và đem sắc nước uống. Không chỉ rất thanh mát mà loại nước này còn rất tốt cho người bệnh và cơ thể.
+ Cây Húng Quế
Công dụng:
Cây Húng Quế không chỉ là loại rau bổ dưỡng được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, mà còn là 1 cây thuốc quý giá dùng để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà.
Húng Quế chứa hàm lượng cao tinh dầu Eugenol, đặc biệt là ở phần hoa của cây, giúp tăng kích thích vị giác, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết. Đặc biệt, lượng tinh dầu còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, chữa khỏi chứng đau nhức xương đối với người bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng:
- Cách 1:
Rửa sạch một nắm lá húng quế, đem vò nát, luộc chín rồi để qua đêm.
Dùng vào sáng sớm hôm sau trước khi ăn sáng. Đây là cách giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 hạ đường huyết hiệu quả.
- Cách 2:
Kết hợp dùng lá húng quế để ăn sống như một món rau trong bữa ăn; hoặc dùng kèm với các món ăn khác nhau. Với cách đơn giản này, bạn có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường tự nhiên cho chính mình hay người thân.
Mặc dù vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng phụ (có thể có) khi sử dụng quá liều, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y.
+ Quế chi
Quế có khả năng bắt chước tác dụng của insulin và chống lại kháng insulin, chống oxy hóa hiệu quả. Dùng khoảng 120 mg – 6g quế mỗi ngày, kiên trì trong 18 tuần bạn sẽ thấy các chỉ số mỡ máu xấu, huyết áp đều được cải thiện và giảm đường huyết lúc đói chống tăng đường huyết sau ăn hiệu quả.
+ Mạch Môn
Công dụng:
Mạch môn có thể được dùng để làm thuốc trị bệnh tiểu đường. Với vị ngọt dễ dùng xen 1 ít vị đắng, tính hàn, dùng mạch môn là cách phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm cholesterol trong máu, tạo ra chất kháng viêm, làm hạ đường huyết. Đồng thời, giúp ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng:
Bài thuốc chữa tiểu đường từ Mạch môn:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Cam cúc hoa 20g, kỷ tử 250g, mạch môn 50g, rượu nếp 3.000ml.
- Ngâm tất cả các vị thuốc này cùng với rượu nếp trong bình kín khoảng 10 ngày, lắc nhẹ bình 1 lần/ ngày. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.
+ Bồ công anh
Công dụng:
Bồ công anh được biết đến là loại thảo dược chứa hàm lượng cao chất sắt, canxi hay các chống oxy hóa. Ngoài công dụng kháng viêm, tiêu độc, giúp tiêu hóa tốt, dùng trà bồ công anh là cách hiệu quả để giúp giảm nồng độ glucose trong máu xuống mức trung bình. Đồng thời uống trà bồ công anh còn là cách giúp kiểm soát trình trạng bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng:
- Hàng ngày dùng khoảng 20-40 g lá tươi hoặc 10-15 g lá khô (hay cành và lá khô) để sắc uống.
- Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như (Lá khôi, khổ sâm, chè dây).
+ Trà lá sen
Công dụng: Lá sen mang đến nhiều công dụng có ích cho sức khỏe lẫn sắc đẹp. Đây còn là loại trà dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách dùng rất đơn giản: Chỉ cần sử dụng trà lá sen thay nước uống hàng ngày để ổn định lượng đường trong máu, chống tăng đường huyết, hạn chế rối loạn lipit máu. Ngoài ra, còn giúp tinh thần thoải mái, ăn ngủ ngon giấc, phòng chống lão hóa.
Cách sử dụng:
- Pha nước để uống:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Lá sen 20g, sắn dây thái miếng 10g, là trà khô 2g.
Cho tất cả vào ấm trà rồi đổ nước sôi vào. Sau khoảng 30 phút thì rót ra chén để uống. Pha 2 ấm để uống hằng ngày.
- Cháo lá sen:
Nấu cháo loãng. Tiếp theo, cắt nhỏ lá sen cho vào cháo, không nêm gia vị. Ăn hết trong ngày.
+ Giảo cổ lam
Công dụng:
Giảo cổ lam là vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Chứa nhiều hoạt chất giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
Cách sử dụng:
Dùng 40-50g giảo cổ lam nấu với 1 lít nước để thay nước uống hàng ngày. Hoặc để tiện lợi hơn, bạn cũng có thể sử dụng giảo cổ lam dạng trà túi lọc để thay thế.
>>> Xem thêm:
- Mách bạn thực đơn dành cho người tiểu đường
- Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường
3. Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam có ưu điểm và hạn chế gì?
+ Ưu điểm
- Nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà nên dễ tìm, rẻ tiền.
- Dễ chế biến hay sắc uống.
- Đảm bảo an toàn, không gây độc, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, thanh lọc cơ thể, bổ sung nhiều chất xơ và nước cho cơ thể.
+ Hạn chế
- Sử dụng một số thảo dược không rõ thành phần, công dụng có thể dẫn đến ngộ độc hoặc các tác dụng phụ khi sử dụng quá liều lượng.
- Có thể không hợp khi kết hợp sử dụng với các loại thuốc đang điều trị sai cách, khiến tác dụng của thuốc bị giảm hoặc mất đi.
- Hiệu quả đạt được khá lâu, không có tác dụng khắc phục kịp thời các triệu chứng cấp tính.
- Nếu không đủ kiên trì thì bệnh nhân sẽ dễ thấy nản.
- Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân.
Trên đây là chia sẻ công dụng, cách thực hiện của một số cách chữa tiểu đường bằng thuốc nam. Bệnh nhân cần tìm hiểu kĩ để lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của mình.