Mới đây, mạng xã hội lan truyền loạt ảnh Triệu Lộ Tư với khuôn mặt sưng húp, đầy vết chi chít do ong đốt khiến dân tình không khỏi lo lắng cho sự an nguy và nhan sắc của cô nàng. Tuy nhiên, sự thật phía sau đó khiến khán giả không khỏi bất ngờ.
- Triệu Lộ Tư bị mất suất nữ chính dự án cổ trang của 'Tứ đại cổ ngôn' vào tay 'mỹ nhân' Trường Nguyệt Tẫn Minh?
- Hậu Lãng của Triệu Lộ Tư và La Nhất Châu 'chốt đơn' lịch phát sóng sau 3 năm 'đắp chiếu'
Mới đây, mạng xã hội lan truyền loạt ảnh Triệu Lộ Tư với khuôn mặt sưng húp, đầy vết chi chít do ong đốt khiến dân tình không khỏi lo lắng cho sự an nguy và nhan sắc của cô nàng.
Giữa làn sóng hoang mang của khán giả thì các fan hâm mộ của cô nàng đã vào đính chính đây chỉ là tạo hình của nhân vật Tôn Đầu Đầu do Triệu Lộ Tư trong một phân cảnh của bộ phim Hậu Lãng.
Được biết, những ngày qua, dự án Hậu Lãng do Triệu Lộ Tư đóng chính đã được lên sóng sau 3 năm đắp chiếu. Tuy chủ đề phim được đánh giá cao, thế nhưng Triệu Lộ Tư được coi là điểm trừ của phim. Diễn xuất của cô nàng bị nhận xét là một màu, không có điểm đột phá so với các tác phẩm trước.
Trong Hậu Lãng, Triệu Lộ Tư vào vai Tôn Đầu Đầu - một nữ tập sự theo nghề thầy thuốc cổ truyền, dùng sức trẻ để cống hiến cho y học. Tuy vậy, diễn xuất của ‘thánh nữ xuyên không’ một lần nữa gây tranh cãi khi được nhận xét là bê nguyên xi từ các vai diễn trước đây vào phim mới. Là một kiểu nhân vật nhẹ nhàng, thuộc dạng trí thức nhưng Đầu Đầu vẫn được thể hiện dạng ‘ngốc bạch ngọt’ một cách công nghiệp. Trước đó ở Ngõ Nhỏ, Triệu Lộ Tư đã từng bị ‘ném đá’ vì vấn đề này.
Không những vậy, các tập đầu của Hậu Lãng bị nhận xét là có nội dung như phim ngôn tình 3 xu. Phim nhận về vô số ý kiến trái chiều của khán giả màn ảnh nhỏ và thu về với mức rating khá thấp.
Hậu Lãng là bộ phim thuộc thể loại hiện đại, thanh xuân lập nghiệp, nói về góc nhìn của người trẻ đối với tinh hoa y học cổ truyền. Bộ phim kể về Tôn Đầu Đầu (Triệu Lộ Tư) là một cô gái thẳng thắn, tính cách quật cường, thích bênh vực kẻ yếu. Cô được giáo sư Nhậm Tân Chính (La Nhất Châu) giúp đỡ, sau đó thu nhận làm học trò để truyền thụ kiến thức về y học cổ truyền