Người ta bảo, đến người mình yêu còn chẳng bao dung nổi thì đàn ông lấy tư cách gì để vùng vẫy giữa biển khơi?
- Đàn ông cần mới lạ, đàn bà ưa quen thuộc, bảo sao hôn nhân chỉ mình đàn bà gánh hết phần thua thiệt
- Trong hôn nhân, đàn bà chỉ đoạn tuyệt ra đi vì 2 lý do
Hôn nhân được xây dựng bởi 4 chữ "hợp – yêu – hiểu – cần". Nghĩa là, yêu và hợp thôi chưa đủ, còn phải thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Từ đó tình yêu mới biến thành tình nghĩa, sống cần có nhau, không thể tách rời. Và điều quan trọng nhất trong tình yêu và hôn nhân không thể thiếu bao dung. Một cặp đôi không bao dung nổi cho nhau sớm muộn gì cũng tan vỡ, mối quan hệ mà mỗi người giữ một cái tôi cao ngất trời trước sau gì cũng đổ vỡ.
Bao dung nói thì dễ mà làm được mới khó. Bởi không mấy người có cái tôi cao mà tự nhận ra, hiểu ra. Đặc biệt là đàn ông, họ cho rằng đó là "bản lĩnh", là "khí chất".
Cái tôi của đàn ông và phụ nữ khác gì nhau?
Cả hai phái đều có những khi chẳng nghe ai, một mình một tính. Những với phụ nữ, họ ngang bướng, ương ngạnh thực ra cũng chỉ là để gây sự chú ý với nửa kia mà thôi. Phụ nữ có thể cáu gắt, làm quá mọi chuyện lên nhưng chỉ để được chồng vỗ về, an ủi. Bởi bản chất phụ nữ là hi sinh và nhường nhịn. Dù cho mọi chuyện có tệ thế nào đi chăng nữa, mình bị tổn thương ra sao đi nữa, phụ nữ vẫn luôn sẵn sàng tha thứ nếu lòng còn yêu.
Nhiều người phụ nữ ra ngoài hô mưa gọi gió, đứng trên cả nghìn người nhưng về nhà vẫn như "con mèo" nhỏ. Có lúc cô ấy dịu dàng, quấn quýt, nhưng cũng có lúc nổi quạu, sẵn sàng cào cấu mọi thứ khi không vừa ý. Ấy vậy mà cũng chỉ cần người đàn ông đến ôm vào lòng, mọi chuyện bỗng chốc tan biến hết. Thế mới nói, cái tôi của phụ nữ thiên về tình cảm, lúc nào cũng muốn mình là duy nhất, là đặc biệt trong lòng đối phương. Cách tốt nhất để làm dịu nó chính là yêu thương cô ấy nhiều hơn mà thôi.
Ngược lại, đàn ông thì khác. Họ thể hiện cái tôi để thỏa mãn mình ở gia đình lẫn xã hội. Đàn ông dùng cái tôi để chứng tỏ uy quyền, ra lệnh và áp đặt. Ví dụ "Tôi là chồng cô, tôi nói cô phải nghe", "Đàn bà biết gì mà nói, toàn ếch ngồi đáy giếng"... Vậy đấy, họ luôn cho mình đúng, luôn cho rằng lời nói của mình là cao nhất.
Điều đó khi trở nên thái quá sẽ trở thành sợi dây siết chặt mối quan hệ của cả hai. Nó khiến người phụ nữ cảm thấy ngột ngại, khó thở. Cô ấy chỉ sợ làm sai chuyện gì đó, không vừa lòng chồng hoặc đôi khi là tủi thân, buồn bã vì không biết mình đang sống với chồng hay sống với ông chủ?
Cái tôi của đàn ông như con sâu vậy, thoạt nhìn thì nghĩ không ảnh hưởng gì. Nhưng cứ để lâu, nó sẽ ăn mòn, ăn tàn cả cuộc hôn nhân. Đàn ông đừng cho rằng mình học rộng tài cao, hanh thông mọi thứ mà về lên mặt với vợ con. Ở đời hơn thua với ai cũng được chứ hơn thua với vợ con thì chẳng để làm gì. Nhường vợ một chút sóng yên biển lặng có phải tốt hơn không?
Đừng để cái tôi của mình bóp chết hôn nhân
Đàn ông đừng quên rằng, cả thiên hạ có thể chê bai hôn nhân của bạn nhưng chỉ có bạn mới được ôm vợ mình nằm ngủ mỗi tối, chỉ có bạn mới hiểu vợ mình tốt xấu như thế nào. Lúc mình ốm đau, bệnh tật, thiên hạ có đến chăm lo? Lúc mình áp lực, stress, thiên hạ có đến an ủi? Trong mọi hoàn cảnh, ai là người ở bên, chạy đến đầu tiên? Thế nên, đừng nghe lời người ngoài mà về cằn nhằn, soi mói vợ mình. Đàn ông không cần người khác hướng dẫn cách dạy vợ.
Đàn ông - tranh cãi với ai đừng tranh cãi với người phụ nữ đời mình, hơn thua với ai đừng hơn thua với vợ mình. Người chồng hoàn toàn có thể dùng sự kiên nhẫn, điềm đạm và hiểu biết của một người đàn ông để thuyết phục vợ mình.