Có những loại rất quen thuộc, nhưng thật sự bạn không nên để gia đình sử dụng. Vì khi cơ thể tích tụ càng nhiều chất này sẽ rất dễ bị ung thư.
- Loại rau xanh được bác sĩ khuyến khích người bệnh tiểu đường ăn thường xuyên để phòng ngừa biến chứng
- 4 loại rau vườn nhà có thể nấu canh ăn hàng ngày còn là bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả
Rau, củ, quả là những thực phẩm lành mạnh bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng bên cạnh đó lại có những loại tiềm ẩn độc tố mà người tiêu dùng không biết. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
Dưới đây là những loại rau, củ bạn nên hạn chế hoặc không chọn mua để phục vụ bữa ăn hàng ngày nhé!
Gừng thối, dập
Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên ăn bởi khi ấy gừng đã không còn an toàn.
Khi gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên gọi safrole. Đây là loại độc tố mạnh, khi vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan. Nếu thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Khoai tây đã mọc mầm
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng các chất độc tự nhiên như solanine và chaconine tăng lên đáng kể. Các chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là suy hô hấp và tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Khoai tây mọc mầm cũng mất đi một phần giá trị dinh dưỡng do quá trình chuyển hóa tinh bột thành các chất độc. Nhiều thường thường cắt bỏ mầm và phần xanh trên khoai tây rồi sử dụng tiếp nhưng điều này không hoàn toàn loại bỏ được độc tố.
Ngay cả khi nấu chín độc tố trong khoai tây đã mọc mầm cũng không giảm bớt đang kể. Trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt nhạy cảm với độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tuyệt đối không nên ăn khoai tây mọc mầm. Hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn và gia đình.
Bí đỏ già, để lâu
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Sắn chưa nấu chín
Sắn là thực phẩm rất quen thuộc với người Việt, nó còn là lương thực chủ yếu ở một số nước đang phát triển, cung cấp thức ăn cho hơn nửa tỷ người. Tuy nhiên việc chế biến sắn không đúng cách có thể khiến cho chất cyanide trong sắn gây ra ngộ độc xyanua cấp tính, tê liệt thân hoặc thậm chí tử vong.
Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn phải chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức. Vì vậy, nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Cà chua xanh
Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, nếu muốn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nên hạn chế chọn mua những loại thực phẩm này.