Mức đóng góp này không chia đôi bằng nhau mà tuỳ theo thu nhập của mỗi người, ai có khả năng đóng góp cao hơn càng tốt. Ngoài ra phải có một "ngân sách dự phòng" tức là tiền để dành phòng khi khó khăn, hàng tháng mỗi người góp vào bao nhiêu.
- Chỉ có tình yêu thì không đủ cho một cuộc hôn nhân trọn vẹn
- 3 cố gắng đáng sợ và vô vọng nhất của đàn bà trong tình yêu và hôn nhân
Mới đây, nhà nghiên cứu kinh tế gia đình người Mỹ, Stevenson giới thiệu trên tạp chí "Money" giải pháp sau đây được nhiều người cho là khoa học và hợp lý. Nhiều đôi đã thực hiện theo phương pháp chi tiêu của ông và nhận thấy số lần cãi nhau về tiền nong giảm hẳn đi, quan hệ vợ chồng tốt đẹp hẳn lên.
Stevenson đề nghị mỗi đôi vợ chồng cần liệt kê ra tất cả những khoản bắt buộc phải chi hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền quần áo, xăng xe, điện nước, ga, điện thoại … cộng lại thành con số chi. Lại xem mỗi người thu nhập bao nhiêu mỗi tháng và để thanh toán được những khoản chi trên, mỗi người phải góp vào "quỹ chung" bao nhiêu?
Mức đóng góp này không chia đôi bằng nhau mà tuỳ theo thu nhập của mỗi người, ai có khả năng đóng góp cao hơn càng tốt. Ngoài ra phải có một "ngân sách dự phòng" tức là tiền để dành phòng khi khó khăn, hàng tháng mỗi người góp vào bao nhiêu. Sau khi góp hai khoản ấy, mỗi người còn lại bao nhiêu coi như "quỹ riêng", được toàn quyền sử dụng vào bất cứ việc gì mình thích mà không buộc phải hỏi ý kiến người kia.
Thí dụ anh nổi máu thể thao mua tấm vé xem bóng đá hết 300.000 đồng, cứ việc nếu quỹ riêng của anh cho phép. Chị muốn sắm bộ váy 500.000 đồng không phải hỏi ai nếu quỹ riêng còn. Như vậy mỗi người đều có trách nhiệm với gia đình và có quyền tự do chi tiêu riêng của mình. Cuộc sống sẽ êm ấm và thoải mái, không phải bàn cãi nhiều về tiền.
Theo phương pháp của Stevenson, gia đình có hai quỹ chung là chi và dự phòng, mỗi người vợ, chồng lại có một quỹ riêng. Chỉ khi nào mua sắm đồ đạc gì có giá trị lớn mới phải bàn bạc để thống nhất ý kiến.
Có người cho rằng cách tính toán như trên có vẻ chi ly, sòng phẳng quá ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Nhưng trong thực tế, những đôi áp dụng phương pháp này đều cảm thấy thoải mái, tình cảm vợ chồng đầm ấm hơn, đặc biệt là không cãi nhau vì tiền. Ai cũng muốn làm thêm để có tiền chi tiêu "xông xênh" hơn và tự nguyện đóng góp cho gia đình nhiều hơn.
Về việc mua sắm các trang thiết bị trong nhà, đa số các đôi vợ chồng trẻ phải sắm từ đầu. Nhiều người cho rằng muốn có hạnh phúc phải sắm đầy đủ tiện nghi thật "xịn" trong nhà, họ vung tiền ra mua sắm đủ thứ, có những thứ cả năm chỉ dùng một hai lần.
Nếu đó là đôi vợ chồng tỷ phú chẳng nói làm gì. Nhưng nếu thu nhập còn khiếm tốn mà sắm sửa như vậy dễ đeo công mắc nợ, có khi ngồi giữa đống đồ đạc xa hoa lộng lẫy mà lòng lo ngay ngáy thì hạnh phúc ở đâu?
Thực ra, biết tính toán thu chi hợp lý, biết đắn đo cân nhắc bàn bạc cùng nhau khi mua sắm chung cho gia đình những đồ vật giá trị, cái gì cần thiết, cái gì chưa cần, biết tích luỹ ngày càng cao một ngân quỹ gia đình ổn định, bảo đảm tương lai, trong lòng mới nhẹ nhàng thư thái và đó mới là hạnh phúc thực sự.