Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, hầu như cặp vợ chồng nào cũng đối mặt với tình huống vợ hoặc chồng tức giận. Vậy phải làm gì để hạ bớt cơn nóng giận của người ấy?
- 8 điều vợ đừng quá kỳ vọng ở chồng kẻo tình cảm vợ chồng trở nên lạnh nhạt
- 7 thói quen sử dụng điện thoại ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc vợ chồng
Tức giận là một cảm xúc mạnh có thể dẫn đến những xung đột không đáng có, nhất là mối quan hệ vợ chồng. Nó giống như một rừng cây đang cháy có thể phá hủy cả làng mạc, nhà cửa, cây cối gần đó nếu không được kiểm soát.
Khi một trong hai người tức giận, người còn lại cần làm gì để "hạ hỏa", im lặng hay là nói to để lấn át người ấy? Sau đây là 5 điều bạn nên làm khi vợ hoặc chồng tức giận.
1. Bình tĩnh khi ai đó tức giận
Bình tĩnh là điều đầu tiên bạn cần phải có khi người ấy tức giận dù điều anh hoặc cô ấy nói thật không dễ gì có thể chấp nhận được, đặc biệt khi họ có ý nhằm vào bạn.
Nhưng bạn càng bình tĩnh bao nhiêu, người ấy càng dễ nhanh qua cơn giận giữ bấy nhiêu. Việc lăng mạ nhau, chửi bới nhau chẳng mang lại lợi ích gì.
Khi người ấy bình tĩnh hơn, cả hai có thể nói chuyện về vấn đề đó mà không gây ra những xung đột đáng tiếc.
2. Hãy nghĩ xem liệu có phải là lỗi của mình hay không
Khi vợ hoặc chồng nổi "cơn thịnh nộ", đừng vội đánh trả lại bằng những lời cay nghiệt. Bạn hãy bình tĩnh và thật lòng nghĩ liệu mình đã gây ra vấn đề gì khiến người ấy tức giận đến mức đó?
Nếu là lỗi của mình thì để người ấy qua cơn giận, bạn có thể xin lỗi, làm hòa.
Tuy nhiên, nếu người ấy tức giận, phá hoại đồ đạc hay nói ra những lời không hay thì bạn cũng đừng vội nói lại, hãy để người ta bộc lộ hết cảm xúc và nói chuyện, giống như bước đầu tiên.
Sau khi hạ cơn giận, cả hai người có thể nói chuyện với nhau và bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ. Hãy nhớ, chỉ xin lỗi và nhận trách nhiệm khi mình sai mà thôi.
3. Nên thiết lập 'hàng rào'
Có những cơn giận chính đáng nhưng cũng có những cơn tức giận vô cớ. Chẳng hạn như việc ghen tuông, kiểm soát nhau.
Cả hai vợ chồng có thể bị tổn thương nghiêm trọng nếu một trong hai người kiểm soát thái quá cuộc sống, công việc của nhau.
Nếu là những cơn tức giận vô cớ, bạn nên thiết lập một "rào chắn" tạm thời. Đó là cách để người ấy hiểu ra rằng vợ chồng cần tôn trọng nhau và không phải ai nói gì cũng được.
4. Hãy bày tỏ tình yêu thương
Đôi khi, những cơn giận giữ ở vợ hoặc chồng lại là sự bộc lộ của sự tổn thương. Họ không có cách nào khác là dùng cơn giận dữ của mình để tự bảo vệ mình.
Ví dụ như có người thân vừa mới qua đời hoặc vừa bị mất việc. Họ khó có thể vượt qua điều đó, tự đổ lỗi cho chính bản thân, tức giận, khóc lóc, đôi khi đòi... tự vẫn.
Trong trường hợp một trong hai người có điều gì đau khổ và giận giữ, hãy bình tĩnh và mở rộng lòng trắc ẩn của mình. Tình yêu của bạn sẽ xoa dịu nỗi đau của bạn đời.
5. Hãy biết khi nào nên rời đi
Nếu người ấy tức giận và có ý cần sự giúp đỡ thì đó là một tín hiệu tốt.
Nhưng nếu cơn giận giữ thái quá, trong khi lỗi không phải ở mình mà họ vẫn cho rằng mình là người gây ra, không có sự thay đổi nào, thậm chí đôi khi người ấy còn hung hăng hơn thì bạn nên có quyết định rõ ràng.
Bạn nên rời khỏi chỗ đó và để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Nếu cơn tức giận, hành hạ bạn kéo dài trong nhiều năm, chắc chắn bạn sẽ biết cách rời đi nếu họ không có ý thay đổi.