Trung bình mỗi người bình thường dành tới 4 giờ/ngày cho điện thoại. Do đó chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và các mối quan hệ của bạn.
- Trong cuộc sống hôn nhân, đàn ông sợ nhất vợ của mình làm ra những chuyện này
- 5 bài học đắt giá sau ly hôn, ai đang có hôn nhân trọn vẹn hãy nhớ để giữ hạnh phúc gia đình
Dưới đây là một số thói quen xấu khi sử dụng điện thoại có thể phá hoại hạnh phúc của các cặp đôi.
1. Không chia sẻ với vợ/chồng bạn đang cười điều gì khi xem điện thoại
Việc này sẽ khiến đối phương cảm thấy kỳ quặc và khó chịu vì bạn đời đang ở ngay bên cạnh họ nhưng lại vui vẻ vì một thứ gì đó trên điện thoại mà họ không biết. Nó cũng có thể khiến vợ/chồng thấy ghen tuông, bất an.
Để tránh điều này bạn chỉ cần chia sẻ với người ấy thứ khiến bạn cười. Nghiên cứu cho thấy các cặp đôi cùng cười với nhau sẽ hạnh phúc lâu dài hơn.
2. Lúc nào cũng mang điện thoại bên người
Chắc hẳn ai cũng có lúc ra khỏi phòng vẫn mang theo điện thoại dù chẳng có lý do gì cả. Tưởng như chiếc điện thoại đã dính chặt vào tay chúng ta.
Thói quen này gây nhiều hậu quả xấu, thứ nhất là vợ/chồng bạn sẽ nghĩ bạn đang che giấu điều gì, dẫn tới mất niềm tin, ghen tuông, căng thẳng leo thang giữa vợ chồng.
Thứ hai, nếu bạn lúc nào cũng mang theo điện thoai, rất có khả năng bạn sẽ phản hồi các thông báo ngay lập tức mà quên hết thế giới thật cùng với bạn đời của mình.
Thay vì dành thời gian cho người quan trọng, bạn lại bị phân tâm bởi điện thoại như kiểm tra thông báo Facebook, Instagram, Twitter,...
3. Phubbing
"Phubbing" là một khái niệm mới, được ghép từ hai từ "phone" (điện thoại) và "snubbing" (phớt lờ), ám chỉ hành vi tập trung chú ý vào các thiết bị di động mà phớt lờ những người xung quanh.
Trước đây, hành động này hoàn toàn bị coi là không văn minh, không lịch sự, nhưng giờ đây nó ngày càng phổ biến đến nỗi người ta không quan tâm tới nó nhiều nữa.
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của phubbing tới các mối quan hệ, 46,3% người tham gia cho biết họ bị vợ/chồng phớt lờ vì điện thoại, trong đó 22,6% thừa nhận phubbing gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ của họ.
4. Lúc nào cũng phải xem thông báo ngay lập tức
Lượng thông tin do điện thoại mang tới là vô tận, khiến chúng ta cảm thấy nếu không xem thông báo ngay thì sẽ để lỡ việc gì đó quan trọng.
Bạn nên đặt ưu tiên cho một chỉ số thông báo nhất định thay vì xem mọi thông báo ngay và luôn. Những loại thông báo khôn quan trọng nên để chế độ im lặng.
Như vậy chúng ta sẽ không bị phân tâm quá nhiều và có thời gian để kết nối với gia đình nhiều hơn.
5. Trả lời email công việc sau khi tan làm
Việc trả lời tin nhắn, email và các cuộc gọi công việc sau khi đã tan làm tưởng như bình thường song có thể khiến vợ/chồng bạn khó chịu.
Ngay cả với những công việc quan trọng, bạn cũng đừng quên có người đang cần sự quan tâm của bạn. Nếu được hay gác lại công việc đến sáng hôm sau hoặc thứ Hai đầu tuần. Buổi tối và cuối tuần hãy dành thời gian cho gia đình thân yêu.
6. Xem điện thoại trong bữa ăn
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống hối hả, bữa tối là cơ hội hiếm hoi để cả gia đình dành thời gian bên nhau.
Do đó bạn nên tắt điện thoại trong khoảng thời gian này để ở bên gia đình.
7. Dùng biểu tượng cảm xúc thay cho những hành động yêu thương
Sự ảnh hưởng của smartphone khiến chúng ta quên đi những hành động yêu thương, quan tâm, bày tỏ tình yêu thực tế.
Chúng ta thay thế những hành động đó bằng việc gửi một bức ảnh. Rồi chúng ta thay những cái ôm, hôn yêu thương bằng các biểu tượng cảm xúc.
Nếu bạn muốn giữ gìn tình yêu và hạnh phúc vợ chồng, hãy nhớ rằng những cử chỉ thân mật hay những món quà bất ngờ không thể được thay thế bằng giao tiếp qua điện thoại.