Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu của tiến sĩ người Mỹ John Gottman và vợ ông, tiến sĩ Julie Schwartz Gottman.
Vợ chồng Tiến sĩ Gottman thành lập “The Love Lab”, nơi 130 cặp vợ chồng dành cả ngày cùng nhau thực hiện những công việc hàng ngày như ăn uống, nấu nướng và dọn dẹp, trong khi các nhà nghiên cứu phân tích hành vi của họ. Tổng hợp những phân tích cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã chia các cặp vợ chồng thành 2 nhóm: “bậc thầy” và “thảm họa”.
Sau 6 năm, các cặp vợ chồng được mời xuất hiện một lần nữa. Vợ chồng tiến sĩ Gottman thấy rằng, nhóm “bậc thầy” vẫn hạnh phúc bên nhau, trong khi các cặp vợ chồng thuộc về nhóm áp đảo là “thảm họa” đã chia tay hoặc vẫn bên nhau nhưng không hề hạnh phúc. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, 2 phẩm chất đặc trưng được tìm thấy trong các mối quan hệ thuộc nhóm “bậc thầy”, cũng là chìa khóa giúp hôn nhân của họ bền lâu chính bởi: Sự rộng lượng và lòng tốt.
Những hành xử đơn giản như trả lời các câu hỏi nhỏ hàng ngày tích cực hay rộng lượng sẽ ảnh hưởng tới tương lai và chất lượng mối quan hệ của bạn. Ví dụ, câu hỏi: “Em có thấy con chim đó không?”, có thể là gợi ý một người vợ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn tới những sở thích của chồng. Hành xử rộng lượng và lòng tốt tạo ra sự kết nối giữa hai người. Phản ứng gay gắt hay hành xử vô tâm của bạn khi “bạn đời” cố gắng chia sẻ một điều gì đó ý nghĩa mang thông điệp rằng, bạn xem mọi thứ đều quan trọng hơn những điều bạn cho là ngớ ngẩn trong khi “bạn đời” của bạn đánh giá cao.
Nghiên cứu cho thấy có hai câu trả lời để lựa chọn đưa ra với một cặp đôi: Họ có thể lựa chọn cách phản ứng rộng lượng mang họ lại gần nhau hoặc phản ứng gay gắt tách họ ra xa nhau. Nhóm “bậc thầy” chọn phản ứng rộng lượng, tạo sự kết nối với “bạn đời” của họ và quan tâm tới nhu cầu tình cảm của họ. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng thuộc nhóm “thảm họa” lại tạo một môi trường dựa trên sự bất mãn, luôn chỉ ra những sai lầm của “nửa kia” mà quên chỉ ra những điều tốt đẹp ở “bạn đời”.
Vậy vợ chồng bạn thuộc nhóm nào?
Nếu vợ của bạn đến siêu thị và mua thức ăn, nhưng cô ấy quên mất việc mua kem đánh răng, bạn sẽ khó chịu với việc cô ấy quên mua kem đánh răng hay cám ơn cô ấy đã mua thức ăn về cho gia đình? Sự lựa chọn của bạn sẽ tiết lộ mối quan hệ mà vợ chồng bạn đang có thuộc nhóm nào.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều tình huống, ví dụ người vợ tới muộn trong một cuộc hẹn ăn tối, có thể nhìn thấy chồng cô ấy với hai cách hành xử khác nhau: Rộng lượng hoặc ích kỷ. Chỉ tập trung vào thực tế rằng cô ấy luôn khiến họ bị muộn có thể là lý do khiến người chồng nổi giận với vợ mình. Thay vì kiên nhẫn và thông cảm, anh ta có thể đưa ra những lời nhận xét, lời nói làm tổn thương vợ mình, người chỉ muốn chuẩn bị một bất ngờ cho chồng ở cuộc hẹn.
Vợ chồng tiến sĩ Gottman sau khi nghiên cứu các cặp đôi lúc họ trò chuyện, phát hiện các cặp đôi thuộc nhóm “thảm họa” đã bị ảnh hưởng về thể chất vì những lời chỉ trích và phê bình gây tổn thương trong các cuộc trò chuyện của họ với “bạn đời”. Họ nói chuyện với “bạn đời” mà trạng thái giống như có “chiến tranh” hoặc phải đối mặt với một con hổ. Nhóm “bậc thầy” thì khác, họ thoải mái và yên tĩnh khi trò chuyện với nhau.
Cuộc hôn nhân lành mạnh và bền lâu đòi hỏi sự rộng lượng và lòng tốt dành cho nhau hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Vì vậy, cố gắng nhẹ nhàng trong mọi tình huống khi bạn đang nghiêng về sự tức giận. Tránh xúc phạm hay khó chịu với “bạn đời” trước khi bạn biết và hiểu toàn bộ câu chuyện, sự việc họ làm. Và luôn luôn tập trung vào những hành động tích cực của “nửa kia”. Làm được những điều này sẽ giúp bạn và “bạn đời” trở thành “bậc thầy” trong hôn nhân, sẽ có tình yêu và một mối quan hệ vợ chồng lâu bền.