Trẻ sơ sinh khó đi ngoài gây ra khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Nhiều cha mẹ thường bị bối rối và sợ hãi khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Chắc chắn những điều hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn.
- Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
- Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để trẻ nhanh khỏi?
Có nhiều trẻ sơ sinh khó đi ngoài làm cha mẹ lo lắng. Lúc này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có cách xử lý hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khó đi ngoài
- Mỗi lần bé đi đại tiện thường hay quấy khóc, phân không ra hoặc ra rất ít, bé hay xì hơi.
- Trẻ nạp thức ăn vào nhưng không hấp thụ, thậm chí có thể hấp thụ ngược trở lại.
- Trẻ hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc.
- Bé bị đau hậu môn, đi đại tiện phải lấy sức rặn mạnh để đẩy khối phân ra ngoài. Có những trường hợp xuất hiện máu.
- Cơ thể bé mệt mỏi, xanh xao, lười ăn, hao mòn cân nặng.
Bạn không nên nhầm lẫn giữa khó đi ngoài và trẻ bị táo bón khi đi ngoài, đây là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau.Táo bón ở trẻ là khi phân rắn, đau khi phải đi ngoài, đi ngoài dưới 2 lần mỗi tuần, có thể rách hậu môn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh rặn ị khó
- Do hệ tiêu hoá của trẻ sinh thiếu tháng chưa được phát triển hoàn toàn nên thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hoá và không được xử lý đúng cách, làm cho phân khô cứng, bé đi đại tiện rất khó khăn.
- Trong chế độ ăn của mẹ thiếu hụt chất xơ, nhưng lại thừa đồ cay nóng, dầu mỡ hay thức ăn khó tiêu cũng làm bé đi đại tiện khó. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ.
- Chắc nhiều mẹ đã biết: Sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ. Nếu như mẹ pha chưa đúng công thực hoặc nguyên nhân khách quan bé dùng không hợp, khả năng cao bé sẽ bị đại tiện khó hoặc táo bón.
- Trẻ ngồi quá nhiều mà không di chuyển khiến cho nhu động ruột ít hoạt động, hệ tiêu hoá làm việc cũng kém hơn.
- Một số bệnh lý khiến tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá hoặc dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng, trĩ, hậu môn hẹp cũng làm trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn.
- Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc đại tiện của trẻ như những loại chứa canxi cacbonat, morphin,…
Những cách trị táo bón, khó đi đại tiện hiệu quả cho trẻ
- Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, mẹ cần thay đổi chế độ ăn: Bổ sung thêm nhiều chất xơ để cải thiện hệ tiêu hoá cho trẻ.
- Nếu trẻ đang ở giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng. Chủ động cho bé ăn những món có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng với đó là cho bé uống nhiều nước. Cách này giúp cơ thể đào thải ra ngoài nhiều hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng là phương pháp lâu dài và hiệu quả để chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
- Bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm – Đây được coi là phương pháp rất hiệu quả đối với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có khả năng kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ sơ sinh dễ dàng trong việc đi ngoài. Tuy nhiên, việc này cần làm đều đặn mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần từ 5-10 phút.
- Massage bụng cho bé chỉ bằng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên bụng và xoa xung quanh vùng rốn. Chú ý xoa nhẹ nhàng với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Cách này làm thức ăn khó tiêu trong bụng sẽ mềm dần ra rồi chuyển động xuống hậu môn. Làm mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
- Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ bổ sung nước ép hoa quả giúp hệ tiêu hoá của trẻ thuận lợi hơn. Những dưỡng chất từ hoa quả tươi nên các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng phương pháp này.
- Cho trẻ tập thể dục bằng cách: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó giơ 2 chân của bé lên thực hiện động tác đạp xe. Đây là phương pháp giúp hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt hơn.
- Tập cho trẻ thói quen đi ngoài điều độ để cân bằng chế độ ăn – uống – ngủ - thải.
Cha mẹ nào cũng rất lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài. Tuy nhiên, những phương pháp xử lý trên cũng giúp bạn có thêm nhiều cách tham khảo và áp dụng. Bạn hãy bình tĩnh giải quyết từng vấn đề bởi nuôi 1 đứa trẻ là một quá trình gian nan không phải một chốc một lát. Hy vọng những đứa trẻ sẽ luôn ngoan ngoãn, mau ăn chóng lớn để bố mẹ bớt áp lực và lo lắng hơn.