Bố mẹ nào mới chăm sóc trẻ sơ sinh và theo dõi những diễn tiến sức khỏe của trẻ chắc hẳn sẽ rất hốt hoảng khi thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày. Vậy đây có phải là dấu hiệu trẻ có vấn đề về sức khỏe?
- 5 loại lá tắm cho bé vô cùng tốt và giúp bé hạn chế các bệnh về da mà mẹ nên biết
- Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn, nhanh khỏi bệnh
Khi mới chăm sóc trẻ sơ sinh, bác sĩ luôn căn dặn bố mẹ phải quan sát số lần con bú, con ngủ và con đi ngoài. Rất nhiều trường hợp bố mẹ thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày và cảm thấy vô cùng lo sợ. Bố mẹ nên trang bị kiến thức cho mình về vấn để này để kịp thời xử lý nếu chẳng may con gặp phải tình trạng này.
Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày?
Sau khi sinh từ 6 đến 12 giờ trẻ sẽ đi phân su. Phân này có màu xanh đậm hoặc màu đen, dính, không mùi. Trẻ sẽ đi phân su trong khoảng 2 đến 3 ngày. Sau giai đoạn đi phân su, trẻ sẽ đi ngoài có phân màu vàng hoặc cam.
Đến nay chưa có con số chính xác trẻ đi ngoài bao nhiêu lần/ngày là bình thường. Bởi việc tần suất đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào một số yếu tố như dinh dưỡng của sữa mẹ, trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức, thể trạng, khả năng hấp thu và bài tiết của trẻ.
Theo kinh nghiệm các bà các mẹ truyền lại, trẻ bú sữa mẹ thường đi ngoài 5-6 lần/ngày. Phân mềm, loãng, có màu vàng hoặc cam (như các cụ vẫn bảo trẻ đi hoa cà, hoa cải, xì xoẹt suốt ngày). Trẻ uống sữa công thức có tần suất đi ngoài ít hơn, thường là 1-3 lần/ngày, phân vẫn mềm và có nước.
Nguyên nhân trẻ em lâu ngày không đi ngoài
Các chuyên gia chia sẻ có hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.
- Nguyên nhân sinh lý: Do chế độ ăn mất cân bằng của người mẹ dẫn đến các thành phần của sữa mẹ cũng mất cân bằng và ảnh hưởng đến con. Hoặc cũng có thể do trẻ dị ứng với thành phần nào đó của sữa công thức, không thể hấp thu, tiêu hóa được sữa công thức. Ngoài ra, nếu trẻ bú sữa ít không đủ cữ, dẫn đến tần suất đi ngoài sẽ giảm đi.
- Nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp như bệnh phì đại tràng, suy giáp trạng bẩm sinh, lồng ruột, tắc ruột. Tuy nhiên nếu trẻ gặp phải những tình trạng này thường sẽ phát hiện ra trong 24h sau sinh và được điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có sao không?
Căn cứ vào những thông tin ở trên thì việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày sẽ có chút hơi đáng lo hoặc khác biệt với số đông trẻ sơ sinh khác. Bố mẹ nên quan sát các triệu chứng đi kèm khác để biết trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được là do sinh lý hay bệnh lý. Từ đó có hướng khắc phục kịp thời.
Dấu hiệu trẻ 2 ngày không đi ngoài do sinh lý:
- Trẻ xì hơi: nếu trẻ vẫn xì hơi bình thường, bụng không bị chướng. Khi trẻ đi ngoài phân vẫn mềm bình thường.
- Trẻ không bỏ bú, không sốt, không quấy khóc.
Cách khắc phục:
- Cải thiện bữa ăn của mẹ để tăng chất lượng sữa: Mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như chuối, khoang lang, rau mồng tơi, đu đủ.
- Tăng cữ sữa bú: Có thể cho trẻ bú mỗi 2 tiếng để tăng số lượng sữa cho trẻ.
- Đổi sữa công thức: Chọn loại sữa công thức khác phù hợp với thể trạng của trẻ.
- Massage cho trẻ: Học cách massage cho trẻ sơ sinh từ những chuyên gia chuyên nghiệp. Chú ý nhẹ nhàng vì xương trẻ còn non.
- Tắm nước ấm cho trẻ: Việc tắm nước ấm sẽ kích thích trẻ đi ngoài an toàn. Tắm nước ấm giúp kích thích nhu động ruột sẽ đi ngoài dễ hơn.
- Nếu tình trạng vẫn không khắc phục, hãy liên hệ ngay bác sĩ.
Dấu hiệu trẻ 2 ngày không đi ngoài do bệnh lý:
- Bụng chướng to
- Trẻ quấy khóc, khóc thét đột ngột, vặn người, nôn trớ, bị sốt
- Đi ngoài phân nhầy, có máu
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, phân màu xanh lá, phân màu vàng nhạt, phân có bọt, tanh
- Phân cứng và khô, trẻ khó đi ngoài
Cách khắc phục:
- Mọi bệnh lý của trẻ sơ sinh đều phải được điều trị bởi bác sĩ nhi khoa. Bố mẹ nếu thấy trẻ có các biểu hiện trên, cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh đòi hỏi sự quan sát kỹ càng và cẩn thận mọi chi tiết. Việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày cần được quan sát kỹ cùng với các dấu hiệu đi kèm để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nếu thấy có dấu hiệu bệnh lý hoặc tình trạng không được khắc phục, nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.