Bé trai N.V.T.N, 1 tuổi, ở TP.HCM, được mẹ đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 trong tình trạng sổ mũi và méo miệng.
- Phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ khi thời tiết giao mùa
- Mùa hè là thời điểm vi rút gây bệnh, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý những cách phòng tránh này cho trẻ
Ngày 15/8, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết qua thăm khám chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 do thời tiết giao mùa đêm nằm quạt thổi vùng gáy.
Khai thác bệnh sử, mẹ bé cho biết đêm trước cho bé nằm quạt thổi trực tiếp vào vùng mặt, đầu gáy, sáng hôm sau bé bị cảm sổ mũi và phát hiện miệng méo sang trái.Sau đó gia đình đã nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM cơ sở 3 để khám và điều trị.
Sau 2 tuần điều trị với phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, mỗi ngày một lần, hiện bé đã hồi phục.
Bác sĩ Vũ cho biết, đây là ca điển hình vì cơ thể bé yếu, thời tiết giao mùa, gia đình để quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt, gáy gây ảnh hưởng dẫn đến liệt mặt… Bệnh cảnh trên cũng có thể xảy ra trên người lớn.
Bệnh cảnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ nửa bên mặt, có thể liệt nửa mặt bên trái hoặc nửa mặt bện phải. Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên được mô tả trong những bệnh danh “khẩu nhãn oa tà’, “trúng phong", “nuy chứng”. Nguyên nhân bên ngoài thường là phong hàn (gió lạnh), phong nhiệt (gió nóng) xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt.
Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên, khi áp dụng điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân có thể trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp tập luyện tại nhà.
Bác sĩ lưu ý, phụ huynh cần chú ý cách sử dụng quạt, điều hòa, tránh để quạt thẳng vào mặt đầu trẻ, không bật điều hòa nhiệt độ quá thấp để tránh gây bệnh và tình trạng liệt mặt như trên.