Ở cữ sau sinh như thế nào là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
- Phụ nữ có bầu uống nha đam được không?
- Điểm danh 3 loại vitamin tổng hợp tốt mà các mẹ bầu nên biết!
Nội dung bài viết
- Tại sao cần phải ở cữ sau sinh? Việc ở cữ cần chuẩn bị những gì?
- Ở cữ sau sinh như thế nào?
- Phụ nữ sau sinh bao lâu thì nịt bụng được
Sau khi trải qua giai đoạn mang thai và sinh con vất vả thì các chị em phải bước qua một giai đoạn khó khăn không kém đó là giai đoạn ở cữ. Giai đoạn này là vô cùng cần thiết để tránh những nguy cơ hậu sinh sản. Vậy ở cữ sau sinh như thế nào cho đúng? Ở cữ sau sinh nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé.
Tại sao cần phải ở cữ sau sinh? Việc ở cữ cần chuẩn bị những gì?
Khi trải qua quá trình sinh nở hết sức khó khăn, cơ thể của các chị em phụ nữ trở nên vô cùng yếu ớt, dễ mệt mỏi, dễ tổn thương. Do đó việc ở cữ là rất cần thiết để tránh những vấn đề hậu sinh sản có thể xảy ra.
Điều mà các chị em phụ nữ cần chuẩn bị kỹ nhất sau khi sinh con đó là tâm lý. Vì sẽ có những thay đổi rất lớn khiến cuộc sống các mẹ bị đảo lộn. Các chị em sẽ trải qua những cơn mất ngủ, làm quen với việc thay tã thường xuyên, sức khỏe suy giảm tạm thời, cùng những thay đổi trên cơ thể khiến phái đẹp đánh mất sự tự tin vốn có…
Nếu không có một tâm lý vững vàng, các chị em rất dễ trầm cảm sau sinh. Để vững vàng bước vào giai đoạn khó khăn này, các chị em nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, không nên lo lắng, buồn phiền, giữ tâm lý thoải mái nhất có thể nhé!
Ở cữ sau sinh như thế nào?
Việc trang bị kiến thức về các cách ở cữ sau khi sinh sẽ giúp các chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nhan sắc, đặc biệt tránh các hậu quả nghiêm trọng hậu sinh sản thì các chị em cần chú ý những yếu tố sau:
Thời gian ở cữ
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ở cữ khoảng 1 tháng, trong thời gian này bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng… Còn theo quan niệm dân gian thì thời gian ở cữ khoảng 3 tháng hoặc dài hơn. Quan niệm này cho rằng người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Đồng thời tránh việc tắm rửa, làm việc. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, chúng ta dễ dàng chỉ ra rằng quan niệm này còn nhiều thiếu sót.
Vệ sinh
Trong thời gian ở cữ, bạn nên giữ cơ thể sạch sẽ, thoải mái. Đặc biệt cần vệ sinh âm đạo ít nhất là 3 lần/ngày. Cần lưu ý rằng đây là thời gian nhạy cảm của cơ thể nên bạn phải sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn. Trường hợp sinh thường có thể tắm sau đó khoảng 1 đến 2 ngày, đối với sinh mổ thì sau tối thiểu 3 ngày mới nên tắm.
Lưu ý nước dùng để tắm là nước ấm sạch, hạn chế tắm lâu và nên tắm nơi phòng kín gió. Còn nếu chưa tắm được bạn có thể dùng khăn thấm ướt bằng nước nóng để lau người, sau đó lau lại bằng khăn khô là được. Ngoài ra, mỗi khi bé bú xong các chị em cần vệ sinh lại bầu vú bằng khăn ấm hàng ngày.
Hoạt động
Sau khoảng 6 đến 8 tiếng sau sinh, bạn có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng, tuy nhiên chỉ nên dừng lại ở việc tự ngồi dậy, sang hôm sau có thể tự đi lại. Đối với các trường hợp sinh mổ hoặc thể trạng yếu cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Bởi khi vận động sớm, tử cung sẽ co bóp, sớm trở lại đúng vị trí cũ. Ngoài ra còn giúp sản dịch nhanh thoát ra ngoài, nhu động ruột tăng, từ đó tránh được hiện tượng bí tiểu, táo bón.
Chế độ dinh dưỡng
Sau khi sinh các mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ nhóm chất để đảm bảo cơ thể hồi phục, có đủ lượng sữa đạt chất lượng cho con. Tuy nhiên, các chị em cần kiêng các loại thực phẩm như: nhóm thực phẩm có tính hàn (mướp đắng, bắp cải, ốc…), các thực phẩm cũ, lạnh, dễ bị ôi thiu, hải sản sống,…
Tình dục
Thông thường sau khi sinh khoảng 8 tuần là có thể bắt đầu lại chuyện vợ chồng, tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng thì có thể đợi thêm. Vì trong khoảng thời gian này, cơ thể người phụ nữ vẫn đang phục hồi và đây cũng là thời gian cơ thể đào thải sản dịch.
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì nịt bụng được
Nịt bụng nhằm lấy lại vòng 2 nhỏ gọn, một thân hình cân đối như trước khi mang thai cũng là một trong những vấn đề rất được các chị em để tâm. Vậy bao lâu thì có thể bắt đầu nịt bụng?
Sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng
Kể từ tuần thứ 4 trở đi là bạn có thể nịt bụng nếu là trường hợp sinh mổ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cơ địa mỗi người là khác nhau nên việc nịt bụng chỉ nên diễn ra khi sẹo mổ đã tương đối lành lặn. Khi nịt bụng bạn phải đảm bảo rằng không nịt quá chặt, nên tránh việc nịt tại vết mổ.
Cụ thể bạn chỉ nên nịt 1 – 3 giờ mỗi ngày sau khi mổ được 6 tuần, 2 – 4 giờ mỗi ngày khi đã sinh mổ được 3 tháng và 4 – 8h mỗi ngày kể từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, việc này còn tùy vào cơ địa mỗi người.
Sau sinh thường bao lâu thì nịt bụng được
Thông thường là kể từ 1 tháng sau khi sinh thường thì bạn có thể sử dụng gen nịt bụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những chỉ dẫn tối ưu vì cơ địa mỗi người là khác nhau.
Tóm lại Mẹ sau sinh nên ở cữ như thế nào? Chắc chắn mỗi người đã có câu trả lời phù hợp với thể trạng của mình. Lời khuyên chung cho mọi người là bạn nên thận trọng trong giai đoạn này, tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Các thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chỉ dẫn y khoa. Mong rằng những chia sẻ xoay quanh chủ đề ở cữ sau sinh như thế nào có thể giúp ích cho các chị em nhé! Chúc các chị em luôn khỏe đẹp và xinh tươi mỗi ngày!