Phụ nữ có bầu uống nha đam được không?

Mẹ bầu 07/11/2022 10:15

Nếu chưa biết có bầu uống nha đam được không thì hãy trang bị ngay những thông tin có ích dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Nội dung bài viết

1. Nha đam đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Không phải tự nhiên mà nhiều người cần tìm hiểu có bầu uống nha đam được không? Bởi thông thường nha đam có nhiều công dụng và là món ăn yêu thích của nhiều người.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 1
Nha đam có nhiều công dụng và là món ăn yêu thích của nhiều người

Theo Đông y, nha đam (còn gọi là lô hội) có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, lợi tiểu, sát trùng.

Các sản phẩm được bào chế từ nhựa nha đam có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, tuần hoàn kém, viêm khớp…

Ngoài ra, nha đam còn được dùng nhiều trong mỹ phẩm giúp làm đẹp da, tẩy sạch bụi bẩn, vi khuẩn, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hồng hào.

2. Phụ nữ mang bầu uống nha đam được không?

Tuy nha đam nổi tiếng với nhiều công năng nhưng qua các nghiên cứu: phụ nữ mang thai không nên uống nha đam.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 2
Nếu sử dụng nha đam trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những tác hại khó lường!

Được biết, nhựa nha đam nguyên chất vốn mang độc tính, khi để ra ngoài không khí dễ bị oxy hoá, nên cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Nếu sử dụng nha đam trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những tác hại khó lường sau:

- Kích thích co thắt dạ con, dễ gây sảy thai, sinh non: Không ít trường hợp bà bầu uống nha đam dẫn tới xuất huyết trong, kích thích tử cung co bóp mạnh, thậm chí sảy thai, sinh non. Vậy nên, trước khi mang thai nên tìm hiểu kỹ, nhất là bầu 3 tháng uống nha đam được không để tránh gây hại cho thai nhi.

- Gây ảnh hưởng đến huyết áp: Bà bầu dùng nha đam thường xuyên có nguy cơ bị tụt huyết áp, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của con.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 3
Uống nha đam khi mang bầu khiến hệ bài tiết làm việc nhiều, từ đó làm giảm kali trong máu!

- Ngoài ra, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường lâu năm nên chú ý tránh xa nha đam để tránh bị hạ đường huyết đột ngột, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

- Giảm kali trong máu: Uống nha đam khi mang bầu khiến hệ bài tiết làm việc nhiều, từ đó làm giảm kali trong máu khiến cơ thể mệt mỏi, chuột rút, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu.

- Dị tật bẩm sinh cho thai nhi: Nha đam được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên cần hạn chế tối đa.

- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Thành phần anthraquinon có trong nha đam có thể dẫn tới xung huyết đường ruột, đầy bụng, chán ăn, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 4
Nha đam được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi!

3. Một số lưu ý khi sử dụng nha đam

Nếu tìm hiểu có bầu uống nha đam được không và biết rõ những tác hại thì nên chú ý trong quá trình ăn uống để không gây hại cho sức khỏe cả mẹ và con.

Không chỉ phụ nữ có thai mà phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng nha đam.

Ngoài ra, những đối tượng sau cũng nên hạn chế dùng nha đam:

– Trẻ em dưới 12 tuổi

– Người có bệnh lý thận, bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc

– Người mắc bệnh trĩ, táo bón lâu ngày

– Người vừa phẫu thuật xong

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 5
Nên chú ý tránh dùng nha đam để không gây hại cho sức khỏe cả mẹ và con!

– Người đang dùng thuốc Digoxin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống rối loạn nhịp tim…

– Người già hay người có hệ tiêu hóa kém, thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy…

4. Mẹ bầu nên uống nước gì để tốt cho sức khỏe?

- Nước lọc 

Không ít mẹ bầu tiếc nuối khi biết bầu uống nha đam được không. Nhưng vì sức khỏe và sự an toàn của thai nhi, dù thích nha đam đến mấy cũng hạn chế sử dụng nhé. Thay vào đó, mẹ hãy bổ sung nước lọc đầy đủ cho cơ thể. Bởi thiếu nước khi mang bầu có thể dẫn tới chuột rút, phù nề, kích thích dạ con, viêm nhiễm niệu đạo…

Tốt nhất mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày.

- Nước mía

Thành phần nước mía chứa khoảng 70% là đường, còn lại là các loại khoáng chất và vitamin hữu ích cần thiết bổ sung khi mang bầu. Nếu không thể uống nha đam, các mẹ bầu có thể bổ sung nước mía, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu cân, gia tăng nước ối thai nhi, giảm buồn nôn, chán ăn…

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 6

Nếu không thể uống nha đam, các mẹ bầu có thể bổ sung nước mía nhé!

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống nước mía với lượng vừa phải, khoảng 2-3 ly/tuần, bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi.

- Sữa dành cho phụ nữ mang thai

Sữa vừa là thức uống ngon miệng, vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm sữa dành riêng cho bà bầu, có chứa DHA, ARA, cholin,… có lợi cho trí não con yêu. Nếu mẹ bầu đang mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì hay tiểu đường thai kỳ thì có thể sử dụng sữa tươi không đường, ít chất béo để đảm bảo sức khỏe ổn định mỗi ngày.

- Ngũ cốc hay các loại đậu

Thức uống từ ngũ cốc, nhất là ngũ cốc nguyên cám hay các loại đậu rất có lợi cho mẹ bầu, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng quý giá từ thực vật, giúp mẹ bầu tươi tắn, nạp đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày.

Mẹ cũng nên uống nước nấu từ các loại đậu hữu cơ từ tháng thứ 3 trở đi và uống với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa dưỡng chất không cần thiết cho cơ thể.

- Các loại sinh tố trái cây

Phụ nữ có thai uống nha đam được không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, các loại sinh tố trái cây như: bơ, táo, nho, cam,… lại rất tốt cho mẹ bầu.

Với một ly sinh tố trái cây mỗi ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất tự nhiên, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và dẻo dai, đủ sức vượt qua những mệt mỏi, khó chịu do thai kỳ gây ra.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 7
Sinh tố lại rất tốt cho mẹ bầu!

- Các loại nước ép rau củ quả

Tương tự như các loại sinh tố trái cây, nước ép rau củ quả như cà chua, cà rốt, bưởi, nho… cũng là nguồn bổ sung nước và vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu, nhất là hàm lượng chất xơ, vitamin A, C quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện táo bón hiệu quả trong thai kỳ cho mẹ bầu.

5. Một số lưu ý khi bổ sung nước uống cho mẹ bầu

- Bổ sung đầy đủ nước trong thai kỳ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên chia đều liều lượng để uống trong ngày, không nên uống quá nhiều cùng một lúc sẽ gây quá tải cho thận.

- Đồng thời, dù uống loại nước nào cũng đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, không tồn đọng hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

co bau uong nha dam duoc khong ảnh 8
Nên tránh xa các món chế biến từ nha đam để đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh của thai nhi!

- Bên cạnh đó, nên tự lựa chọn trái cây, rau củ quả sạch, tươi ngon để chế biến nước ép, sinh tố tại nhà mỗi ngày. Tốt nhất nên uống một cốc nước lọc hoặc nước trái cây vào buổi sáng để cơ thể thanh lọc và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

- Ngoài ra, cần đa dạng các loại thức uống bổ sung vào cơ thể, không nên uống một loại nước liên tục, nhiều lần trong ngày dễ khiến mẹ bầu cảm thấy ngán và cơ thể thì mất cân bằng, thừa chất này, thiếu chất kia.

- Tuyệt đối tránh xa rượu bia, cà phê, đồ uống có ga… kẻo sẽ có tác động không tốt đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, tự chủ động nguồn thực phẩm và chế biến món ăn an toàn, chất lượng để phòng ngừa nguy cơ tổn hại sức khỏe mẹ và con.

Tóm lại, có thể thấy, nha đam rất ngon, chế biến được thành nhiều món ngon hấp dẫn mẹ bầu tìm hiểu kỹ có bầu uống nha đam được không, cũng như đến bệnh viện thăm khám đều đặn để ngăn chặn những dấu hiệu xấu kịp thời, để niềm vui trọn vẹn “mẹ tròn con vuông” khi con yêu chào đời nhé! Chúc mẹ bầu của Phụ nữ và Gia đình có một thai kỳ khỏe mạnh và bình yên nhé!

Cách làm ốc cà na cháy tỏi thơm ngon nức mũi và siêu lạ miệng, ăn là ghiền!

Ốc cà na cháy tỏi - món hải sản tươi ngon, siêu bắt vị, với cách làm siêu đơn giản - các chị em nhất định phải thử nhé!

TIN MỚI NHẤT