Mẹ bầu 29 tuổi ăn nửa cân vải mỗi ngày thì thai nhi có dấu hiệu bất thường, nên chú ý những điều kiêng kỵ trong ăn uống khi mang thai

Nuôi dạy con 12/06/2022 13:12

Bây giờ đang là mùa ăn vải, vải vừa ngọt vừa rẻ, khi mang thai ăn nhiều quả thì da dẻ sẽ trắng mịn, vậy nên cô thường mỗi ngày ăn đến nửa ký vải.

Mẹ bầu 29 tuổi ăn nửa cân vải mỗi ngày thì thai nhi có dấu hiệu bất thường, nên chú ý những điều kiêng kỵ trong ăn uống khi mang thai - Ảnh 1

Xiaoru và chồng kinh doanh quần áo. Mặc dù đang mang thai nhưng họ cũng không muốn từ bỏ sự nghiệp khi còn trẻ, cả hai thường xuyên bận đến nửa đêm mới đóng cửa hàng, có lúc bận cũng không uống nổi một ngụm nước, chứ đừng nói đến việc đến bệnh viện khám thai. Bụng của Xiaoru mỗi ngày một lớn, đúng lúc đôi vợ chồng trẻ đang mong chờ sự xuất hiện của thành viên mới thì không ngờ lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Vải thiều là loại trái cây được nhiều người thích ăn và đối với một bà mẹ bầu 29 tuổi như Xiaoru cũng không ngoại lệ. Bây giờ đang là mùa ăn vải, vải vừa ngọt vừa rẻ, khi mang thai ăn nhiều quả thì da dẻ sẽ trắng mịn, vậy nên cô thường mỗi ngày ăn đến nửa ký vải. Ngoại trừ ăn vải, cô ấy mỗi ngày cũng ăn trái cây theo mùa như táo, ...

Mẹ bầu 29 tuổi ăn nửa cân vải mỗi ngày thì thai nhi có dấu hiệu bất thường, nên chú ý những điều kiêng kỵ trong ăn uống khi mang thai - Ảnh 2

Chỉ một tuần trước ngày dự sinh, Xiao Ru thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy có điều gì đó không ổn trong cơ thể, em bé dường như không có cử động gì trong bụng, và tiết dịch màu nâu khi cô đi vệ sinh.

Xiaoru cùng chống đến bệnh viện ngay lập tức, nhưng không may, đứa trẻ bị chết lưu, và đường huyết ngẫu nhiên của Xiaoru cao tới 26mmol/L trong báo cáo kiểm tra.

Huyết áp 170 /100mmHg, đường huyết và huyết áp cao hơn bình thường rất nhiều.

Kết luận bác sĩ đưa ra đúng như biên bản giám định, tình trạng của Xiaoru là do tiểu đường thai kỳ, đường huyết bất thường khi mang thai sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai bất thường, tiền sản giật, thai chết lưu, và bệnh macrosomia, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, tăng bilirubin trong máu và hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những rủi ro rất lớn khác.

Với mức sống ngày càng được nâng cao, mọi người đã bắt đầu chú ý đến vấn đề dinh dưỡng khi mang thai, và luôn mong muốn truyền nhiều dinh dưỡng hơn cho thai nhi nhưng đôi khi lại phản tác dụng.

Mẹ bầu 29 tuổi ăn nửa cân vải mỗi ngày thì thai nhi có dấu hiệu bất thường, nên chú ý những điều kiêng kỵ trong ăn uống khi mang thai - Ảnh 3
  1. Tránh thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria

Vi khuẩn Listeria phổ biến trong thực phẩm và là một yếu tố quan trọng đe dọa an toàn thực phẩm. Xác suất nhiễm vi khuẩn Listeria ở người không cao lắm, cứ 100.000 người thì có 1 người, nhưng phụ nữ mang thai khả năng miễn dịch thấp, khả năng nhiễm cao hơn người thường khoảng 20 lần.

Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm: sữa tươi chưa tiệt trùng hoặc đun sôi, pho mát bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày và các sản phẩm thủy sản sống.

  1. Hạn chế caffein và đồ uống có ga

Cố gắng không uống đồ uống có chứa caffein trong khi mang thai, và đồ uống có ga cũng nên tránh càng nhiều càng tốt, uống quá nhiều caffein có thể khiến thai nhi nhẹ cân và có nguy cơ sẩy thai.

  1. Kiểm soát lượng đường ăn vào

Khi mang thai, khả năng chuyển hóa đường trở nên yếu, nếu không cẩn thận sẽ khiến mẹ bị thừa cân do nạp quá nhiều đường, dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cố gắng tránh đồ uống có đường, kiếm soát lượng trái cây tiêu thụ phải vừa phải và hạn chế đồ chiên rán, nhiều calo, đặc biệt là xét nghiệm dung nạp glucose nên được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

  1. Tránh đồ uống có cồn

Hướng dẫn giảm thiểu nguy cơ sử dụng rượu của Vương quốc Anh nêu rõ rằng bất kỳ mức độ tiêu thụ rượu nào đều không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu trong khi mang thai có liên quan đến các nguy cơ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, bao gồm sẩy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân, suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ bẩm sinh và dị tật bẩm sinh.

Chú ý đến một chế độ ăn uống cân bằng, tức là ăn nhiều thứ khác nhau. Bạn không thể nghe người khác nói ăn cá tốt, bổ sung đạm chất lượng cao nên chỉ ăn cá, nếu nghe người ta nói ăn rau tốt, bổ sung vitamin và khoáng chất thì cứ ăn rau. Không có thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần, và ăn một ít mỗi loại thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Trong thời kỳ mang thai thường nên ăn vừa phải và chia thành nhiều bữa, có một sự hiểu lầm ở đây là nhiều bà bầu là ăn nhiều cử nhưng không đồng nghĩa tiêu thụ quá nhiều. Có người ăn ngon miệng, ngày ăn 5, 6 bữa, lượng ăn không ít hơn 3 bữa chính, kết quả là tăng cân, đồng thời phát hiện bị tiểu đường thai kỳ.

Trong khi mang thai

Các cơ sở nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ mang thai nên uống 2 ly sữa mỗi ngày là thức uống rất tốt cho thai kỳ, có cá, tôm, thịt, trứng là những loại sữa giàu đạm chất lượng cao và các nguyên tố vi lượng, tương đối dễ để hấp thụ.

Ngoài ra, còn có các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai lang, ngũ cốc, … có thể cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng, rất hữu ích cho việc đại tiện của bà bầu.

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên chú ý đến việc kiểm soát cân nặng, đừng nên bỏ ăn ngay khi mới mang thai, dinh dưỡng cần cân bằng, đôi khi ăn nhiều cũng không đủ dinh dưỡng.

Có một chỉ số BMI để tính toán tình trạng béo phì khi mang thai:

Cách tính: trọng lượng chia cho bình phương chiều cao, tính bằng kg / m2.

Ví dụ, với chiều cao 1m 65 và cân nặng 70 kg

Nếu chỉ số BMI dưới 19,8 được coi là nhẹ cân, tương đương với một người nặng không tới 50 kg có chiều cao 1m 65, người này này nên tăng cân nhiều hơn khi mang thai.

Đối với hầu hết những người có chỉ số BMI từ 19,8-26, tốt hơn nên kiểm soát tổng mức tăng cân trong thời kỳ mang thai là từ 10 đến 14 kg, và mức tăng cân hàng tuần. Giai đoạn đầu thai kỳ tương đối nhỏ, mức tăng của cả đầu thai kỳ là khoảng 1-2 kg. Mức tăng cân mỗi tuần trong 3 tháng giữa của thai kỳ từ tuần 14 đến 27 và giai đoạn từ tuần 29 - 40 là khoảng 600 gram đến 1 kg.

Tóm tắt:

Chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng khi mang thai là điều cần chú ý.

Hiện nay, nhiều cơ sở đang nghiên cứu việc hấp thụ dinh dưỡng tối ưu trong thai kỳ, vì suy cho cùng, con người không phải là rô bốt, và họ không thể kiểm soát chế độ ăn của một người như đổ xăng cho ô tô.

Những gì chúng ta có thể làm là xây dựng một tiêu chuẩn chế độ ăn uống phù hợp với chúng ta vì sức khỏe của bản thân và thai nhi, dựa trên khuyến nghị của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

3 hành vi khi mang thai có thể gây ra vết bớt cho con, mẹ cố gắng tránh để con khỏi mặc cảm

Làm mẹ ai cũng đều mong con mình sinh ra sẽ là những đứa trẻ kháu khỉnh, nhưng không phải mong muốn nào cũng được thỏa như ý nguyện.

TIN MỚI NHẤT