Khi mới lần đầu làm mẹ, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để nhận biết những cơn gò hay khi nào mình sắp sinh. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về cơn gò chuyển dạ như thế nào?
- Niêm mạc tử cung dày nên ăn gì tốt cho quá trình thụ thai?
- Thai vào tử cung có đau bụng không? - Đây là câu trả lời cho những ai lần đầu làm mẹ
Nội dung bài viết
- Gò bụng là như thế nào?
- Có những loại cơn gò nào? Cơn gò chuyển dạ như thế nào?
- Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?
Trước khi trở thành một người mẹ, bạn phải trải qua khoảng thời gian rất khó khăn khi mang thai. Quá trình gian nan đó có thể khiến bạn mệt mỏi, đau nhức và khó chịu bởi những con gò bụng. Nếu bạn là một người phụ nữ lần đầu đảm nhiệm “thiên chức” thì mọi việc càng khó khăn hơn. Bạn sẽ có nhiều câu hỏi như: “Cơn gò chuyển dạ như thế nào? Đau đẻ như thế nào thì bắt đầu nhập viện?” và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Hãy cùng tìm đáp án cho những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.
Gò bụng là như thế nào?
Gò bụng hay cơn gò tử cung là hiện tượng tử cung bị co cứng lại, đôi khi kèm với triệu chứng đau thắt giống như khi có kinh nguyệt, xảy ra với người mẹ thường xuyên hơn ở những tháng cuối. Cơn co tử cung trong chuyển dạ có tác dụng đẩy em bé vào đúng vị trí kênh sinh của mẹ, nhưng không phải chỉ khi sắp chuyển dạ người mẹ mới cảm nhận được những cơn gò.
Có những loại cơn gò nào? Cơn gò chuyển dạ như thế nào?
Thông thường, các cơn gò sau sẽ xuất hiện với bà bầu trong những tháng cuối:
Cơn gò Braxton Hicks (Cơn gò sinh lý)
Những dấu hiệu của cơn gò này bao gồm cảm giác tập trung tại vùng bụng, căng chặt bụng dưới, có thể gây khó chịu, thường không đau. Vào thời điểm khoảng tháng 4 của thai kỳ, những con gò tử cung sẽ bất ngờ xuất hiện trong ngày nhưng không đều và không thường xuyên. Tác dụng của cơn gò này giúp cơ thể người mẹ luyện tập cho ngày sinh nở.
Bạn có thể thử các cách sau để giảm bớt cơn gò này, có thể kể đến như: Dừng việc đang làm và nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng bên trái, thay đổi tư thế hay đơn giản là uống nhiều nước hơn. Nếu những cơn gò vẫn không thuyên giảm hoặc có xu hướng gia tăng, kể cả khi bạn áp dụng những cách trên thì lời khuyên là bạn nên đến bác sĩ ngay và luôn vì trong trường hợp này, bạn rất có khả năng sinh non.
Cơn gò tử cung sinh non
Nếu cơn gò tử cung xảy ra thường xuyên trước 37 tuần thì bạn có khả năng sinh non. Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian, ví dụ như mỗi lần 10 đến 12 phút trong 1 giờ.
Khi gặp cơn gò tử cung loại này, bạn sẽ cảm thấy cứng bụng và tử cung căng chặt. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm nhận những đặc điểm sau: Co thắt hay chuột rút, áp lực ở khung chậu và bụng, đau âm ỉ. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn còn kèm theo các dấu hiệu như: chảy máu âm đạo, có nước chảy ra từ âm đạo hoặc tiêu chảy thì phải lập tức nhờ người đưa đến bệnh viện.
Cơn gò tử cung chuyển dạ
Những cơn gò này sẽ biến mất khi bạn uống nước hoặc nghỉ ngơi hợp lý. Những cơn gò này sẽ ngày càng tăng lên nhằm giúp cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho thai nhi chào đời. Quá trình này gồm 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn sớm trước chuyển dạ: Lúc này cơn gò còn nhẹ, mang theo cảm giác căng chặt ở tử cung hoặc bụng dưới, thường kéo dài từ 30 đến 90 giây và có xu hướng gia tăng. Ban đầu, các cơn gò có thể cách xa nhau nhưng khi gần đến lúc chuyển dạ thì mỗi cơn gò có thể xuất hiện chỉ sau 5 phút.
- Giai đoạn chuyển dạ thực sự: Khi những cơn gò nhiều hơn và thường xuyên hơn cũng là lúc cổ tử cung sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm, tạo điều kiện cho em bé ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cơn gò như bao quanh cả cơ thể từ lưng ra trước bụng. Bạn cũng có thể cảm thấy nóng ran, đau đầu, ớn lạnh, nôn ói, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi,… Khi đã chuyển dạ tử cung có thể mở rộng từ 7 đến 10cm, cơn gò có thể kéo dài từ 60 đến 90 giây. Khoảng cách giữa các cơn gò thường là 30 giây đến 2 phút. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện ngay.
Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?
Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ về tình trạng của mình thì nên đến bệnh viện. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu sau đây thì khả năng cao là bạn sắp sinh hoặc cần đến kiểm tra vì một số nguy cơ, có thể kể đến như:
- Cơn gò xảy ra thường xuyên và tăng dần về cường độ, khoảng cách và thời gian, không giảm khi bạn uống nước, thay đổi vị trí hay nghỉ ngơi.
- Xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ.
- Khoảng cách giữa những cơn gò là 5 phút.
- Đau đớn, chảy máu, vỡ ối, rỉ ối…
Bạn hãy nhớ rằng những cơn đau mà bạn phải chịu trước khi đứa bé chào đời là rất thiêng liêng. Nó là thứ mà mọi người gọi là “mang nặng đẻ đau”, là minh chứng cho một người mẹ và tình thương yêu của bạn dành cho con mình. Khi sinh xong, mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Mong rằng những thông tin chia sẻ về vấn đề cơn gò chuyển dạ như thế nào trong bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn sắp vượt cạn và kể cả những người chồng đang kề cận chăm sóc vợ mình.