Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung là gì? Thai vào tử cung có đau bụng không? Là một trong những thắc mắc mà các chị em lần đầu làm mẹ đều quan tâm.
Nội dung bài viết
- Bao lâu thì thai vào tử cung?
- Thai vào tử cung có đau bụng không?
- Dấu hiệu thai đã vào tử cung
- Cần ăn gì để nhanh có phôi thai?
Với tâm lý lần đầu mang thai, nhiều chị em thắc mắc bao lâu thì thai vào tử cung? Thai vào tử cung có đau bụng không?... Đây là câu trả lời cho những ai lần đầu làm mẹ.
Trong suốt quá trình đầu thai kỳ, có rất nhiều sự thay đổi trong tử cung và cổ tử cung, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ra một số hiện tượng như đau vùng bụng dưới.
Bao lâu thì thai vào tử cung?
Sau khi thụ tinh, để bắt đầu làm tổ trong tử cung trứng thường mất 6-9 ngày, thời gian để xây xong tổ là khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên đó chỉ là theo lý thuyết, trên thực tế tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, thời điểm thai vào tử cung sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, có nhiều chị em cảm thấy lo lắng thai vào tử cung muộn có sao không? Về vấn đề này các chị em không nên quá lo lắng vì thời gian thai vào tử cung còn tùy vào thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, việc thai vào tử cung muộn do mang thai ngoài tử cung cũng rất hay xảy ra, nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và mang thai sau này.
Có thể thấy, tuy đã vào tử cung rất lâu nhưng trứng vẫn cần nhiều thời gian để phôi thai dính rễ và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho sự phát triển kế tiếp của bào thai.
Ngoài ra, do khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng, nên hầu hết các bác sĩ chuyên khoa sản sẽ xác định tuổi của thai nhi dựa trên ngày kinh nguyệt cuối cùng. Sự chênh lệch sai số đối với cách tính này là 1 -2 tuần. Vì thế, một số trường hợp được tính là mang thai 4-5 tuần mặc dù thai vẫn chưa vào tử cung.
Thai vào tử cung có đau bụng không?
Trong quá trình làm tổ, phôi nang dính vào niêm mạc tử cung đồng thời các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc gọi là bám rễ. Đây là nguyên nhân khiến cho các chị em bị đau bụng.
Sau khi đã ổn định dần vài ngày thì các cơn đau bụng sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của thai, các chị em nên đến gặp bác sĩ để biết chính xác đã có thai hay chưa.
Vậy thai vào tử cung có đau bụng không? Câu trả lời là có và ngoài ra còn có kèm theo một ít máu màu đỏ nhạt.
Dấu hiệu thai đã vào tử cung
Bạn có thể nhận biết được thai đã vào tử cung chưa thông qua cảm nhận sự thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể lưu ý qua một số dấu hiệu nhận biết dưới đây.
Ngực thay đổi
Ngực căng tức, mềm và đau là những dấu hiệu rõ nhất khi thai vào tử cung. Nếu các chị em cảm nhận được sự thay đổi này của ngực vào ngày thứ 7 kể từ ngày chậm kinh thì đây là dấu hiệu có khả năng thai đã vào tử cung.
Chảy máu
Đây là một trong những hiện tượng chị em dễ nhận biết thai đã vào tử cung. Nguyên nhân hiện tượng này là do lớp niêm mạc của tử cung chứa nhiều máu và chất dinh dưỡng. Vì thế khi phôi thai bám vào tử cung để làm tổ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu. Hiện tượng chảy máu này phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người, thường kéo dài khoảng 2-3 ngày.
Nếu thường xuyên theo dõi kỳ kinh nguyệt, các chị em thấy máu sẽ đặc hơn vào ngày thứ 2. Máu báo thai sẽ thường có màu sắc tối, sẫm hoặc có thể ngả sang màu nâu. Ngoài ra, nếu để ý sẽ thấy lượng máu tiết ra ít hơn máu kỳ kinh nguyệt, điều này sẽ dễ khiến các chị em nhầm lẫn là kỳ kinh nguyệt ngắn.
Chuột rút và tê chân
Bạn có thể cảm nhận rõ được các cơn đau, chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Tình trạng này thường sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày.
Nếu cảm nhận thấy các cơn tê chân và chuột rút ngày càng trở nên trầm trọng hoặc kéo dài, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế siêu âm và xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
Sự tăng thân nhiệt
Nếu bạn bất chợt cảm thấy nóng, đỏ mặt, đổ mồ hôi kéo dài khoảng 50 phút, thì đây có lẽ là dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung.
Ngoài ra, chị em còn gặp phải một số dấu hiệu nhận biết thai vào tử cung như: chậm kinh, ốm nghén, thèm ngủ…
Đi tiểu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung khác thường gặp đó là nhu cầu tiểu tiện tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai đã bám thành công vào tử cung. Trong lúc này, cơ thể bắt đầu có sự thay đổi lớn và lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực đến bàng quang, khiến các chị em buồn đi vệ sinh hơn.
Chất nhầy cổ tử cung
Sau khi thai bám vào tử cung làm cho nồng độ progesterone tăng lên, đồng thời lưu lượng máu từ khu vực này cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, các tuyến tử cung đều mở rộng kết hợp với hormone kích thích tạo ra nhiều chất dịch nhầy hơn ở âm đạo.
Cần ăn gì để nhanh có phôi thai?
Thời gian đầu của thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng, các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để phôi thai phát triển. Chế độ ăn của mẹ bầu khi có dấu hiệu mang thai những tuần đầu nên được chia thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp nguồn protein từ thịt gà và cá với tinh bột.
Ngoài ra, trong giai đoạn này các mẹ cần chú ý chọn những loại thực phẩm tươi, sạch để tránh đau bụng, ngộ độc. Nên chọn các loại trái cây có tính mát như chuối, khoai lang, cam... và một số loại canh rau có màu xanh đậm để bổ sung thêm axit folic cho phôi thai.
Như vậy, qua những thông tin trên hy vọng sẽ giúp cho các chị em giải đáp được những thắc mắc và lo lắng thai vào tử cung có đau bụng không. Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung ở trên sẽ giúp cho bạn sớm biết được mình đã mang thai hay chưa. Chúc các mẹ có nhiều sức khỏe và sớm có tin vui.