Cha mẹ "nhẫn tâm" với con 3 điều này thì con càng thành công, làm ngược lại chính là hại con.
- Nguyên tố này quan trọng không kém canxi nhưng bố mẹ ít chú ý đến, hậu quả bé chậm cao lớn
- 3 món ăn giúp trẻ tăng chiều cao, chống lại bệnh vặt vào mùa đông, toàn nguyên liệu rẻ tiền nhưng công dụng sánh ngang thuốc bổ
Giáo sư Qiu Yong hiện đang là hiệu trưởng của trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Theo Bảng xếp hạng top trường đại học tốt của thời báo Times năm 2021, Đại học Thanh Hoa là ngôi trường danh giá nhất khu vực Châu Á và có thứ bậc cao trong bảng xếp hạng các trường tốt nhất thế giới.
Theo đó, giáo sư nổi tiếng Qiu Yong cho biết, thành tựu lớn nhất của cha mẹ chính là thành công trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình trở thành người có ích cho xã hội.
Từ đó, ông Qiu Yong đã đưa ra ba lời khuyên đắt giá dành cho các bậc phụ huynh. Nếu muốn con lớn lên trở thành người tài giỏi, cần chú ý ba điều sau:
"Nhẫn tâm" bắt con học cách tự lập
Trong quan niệm giáo dục của Trung Quốc, có một quy luật gọi là "quy luật bể cá": Cá nuôi trong bể không bao giờ lớn quá 9 cm, nhưng cũng con cá đó thả ra ao hồ, cá sẽ tự lớn hơn 30cm.
Sự che chở của cha mẹ cũng giống như bể cá, và những đứa con dưới sự bảo bọc của cha mẹ sẽ khó trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ phải cho con mình một "không gian trống" vừa đủ để con tự mình học cách thích nghi và phát triển.
Khi nuôi dạy con cái, hãy nhớ đừng làm tất cả mọi thứ cho con. Nếu bạn muốn con mình bay cao bay xa, hãy để con tự bước đi trên con đường mà mình chọn.
Nhiều bậc phụ huynh vì muốn cho con có cuộc sống "màu hồng" mà tự mình gánh vác tất cả gian khổ thay cho con, nhưng con cái thì không hề biết: Ngọt ngào không phải là bản chất của cuộc sống, cuộc sống êm đềm đang có là vì có cha mẹ đứng ra chở che.
Tuy nhiên, không cha mẹ nào có thể chịu trách nhiệm với con cái cả đời, vì thế con trẻ nên học cách có trách nhiệm với bản thân càng sớm càng tốt.
"Nhẫn tâm" để con học cách giữ phép tắc
Inamori Kazuo - nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines từng chia sẻ: "Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa ngỗ ngược với lanh lợi hoạt bát, cho rằng con hay tranh luận là biết độc lập tự chủ. Trong tình huống này, cha mẹ và con đều cần phải nhận thức lại."
Một số phụ huynh cho rằng con mình còn nhỏ nên chưa biết gì, lớn lên sẽ tự hiểu chuyện nên buông thả, mặc con tự tung tự tác.
Giáo sư Li Meijin - chuyên gia tâm lý cho biết: "3 -6 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của trẻ. Chúng ta nói 'không' với đứa trẻ lên ba, nó cùng lắm chỉ khóc lóc nhõng nhẽo. Nhưng đối với đứa trẻ 12 tuổi, nếu bạn nói 'không', chúng sẽ đe dọa bỏ nhà đi.
Trẻ con càng lớn càng khó dạy, khuyết điểm của bản thân chúng sẽ không tự dưng mà tốt lên, ngược lại càng ngày càng xấu đi".
Mọi người vẫn thường nói: "Trẻ con còn nhỏ chưa biết gì, lớn lên tự khắc hiểu chuyện". Thực ra, câu nói này ý hiểu đúng của nó muốn nhắc nhở.
Phụ huynh nếu không giáo dục được con, xã hội sẽ thay cha mẹ dạy dỗ chúng. Khi con bạn đã trải qua nhiều trái đắng, thất bại, tự động nó sẽ biết đúng sai, buộc phải hiểu chuyện.
Tuy nhiên, trên thực tế để có được những bài học từ xã hội, các con phải đánh đổi bằng cả máu, nước mắt, thậm chí đánh đổi bằng tiền bạc và cả tương lai sau này. Những bài học như vậy thường quá đắt đỏ, vì vậy để giúp con trưởng thành tốt nhất cha mẹ nên rèn luyện và dạy con luôn giữ cho bản thân ở trong khuôn phép đạo đức, tuyệt đối không được bước qua giới hạn này.
"Nhẫn tâm" để con học tính tự giác
Người càng có kỷ luật, càng dễ đạt đến thành công. Ngược lại, người buông thả chỉ là những con người tầm thường.
Mê xem TV, nghịch điện thoại, ăn vặt, ngủ nướng, không muốn làm bài tập về nhà, ham chơi hơn ham học, lãng phí nhiều thời gian cho việc giải trí,... đó đều là những xu hướng sở thích của trẻ.
So với sự buông thả, việc khắc chế đối với bản thân luôn khó thực hiện hơn. Kiên trì dậy sớm, tập thể dục, đọc sách, làm nhiều bài tập hơn và không nghịch điện thoại, những điều này tưởng chừng là sự trói buộc nhưng lại giúp trẻ tự quản bản thân. Để con có được tính tự giác, cha mẹ cần "nhẫn tâm" thiết lập cho trẻ những thói quen này. Sau đó, từ thói quen dần dần hình thành nên tính kỷ luật tự giác.
Những thói quen tốt cần được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ. Muốn con cái tự giác thì cha mẹ cũng phải làm gương tốt, phải biết rằng cha mẹ chính là hình mẫu để con mình học hỏi. Khi những người thân xung quanh có tính kỷ luật, trẻ sẽ tự nhiên hiểu được tầm quan trọng của tính tự giác.
Cha mẹ không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời. Do đó, để con có thể tồn tại và đứng vững trong xã hội khi bước ra khỏi "vỏ ốc" che chở của cha mẹ, hãy là những bậc cha mẹ "nhẫn tâm" trong một số hoàn cảnh cần thiết.
Nguồn: NetEase