Da bé bị khô và sần mẹ phải làm sao?

Nuôi dạy con 08/05/2020 17:29

Da em bé có đặc điểm mỏng manh, nhạy cảm và chưa tự kiểm soát được nhiệt độ. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi sẽ thấy da bé bị khô và sần, nên trong những năm tháng đầu đời cần có sự chăm sóc đặc biệt từ ba mẹ.

Mặc dù cấu trúc da của trẻ em giống với da người lớn, nhưng các chức năng vẫn chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, da em bé thường bị nhiều căn bệnh tấn công như vảy nến, á sừng hoặc viêm da tiết bã, viêm da cơ địa… Chính vì vậy, dù rất mềm mại và mịn màng nhưng chỉ bị tác động nhỏ như thiếu độ ẩm, thời tiết hanh khô… thì hiện tượng da bé bị khô và sần sẽ xuất hiện. Nếu không xác định được da bé thuộc loại nào cũng như nguyên nhân nào gây ra thì rất khó chăm sóc và chữa trị.

da be bi kho va san
Da bé bị khô và sần do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân da bé bị khô và sần

Da em bé bị khô sần do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, viêm da cơ địa được cho là có liên hệ mật thiết đến vấn đề da liễu ở trẻ em. Bởi triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là da đỏ, khô, bong vảy, sần sùi và ngứa ngáy. Thông thường, bệnh lý này có xu hướng khởi phát và phát triển ở những năm đầu đời và sẽ giảm dần khi trẻ trưởng thành.

Tuy không lây nhiễm, nhưng viêm da cơ địa có xu hướng di truyền ở những người thân cận huyết và thường bùng phát khi có các yếu tố kích thích như căng thẳng, nhiễm trùng, suy nhược, dị ứng…

Đặc biệt, những em bé sở hữu làn da khô càng dễ mắc căn bệnh này. Bởi loại da này thường thô ráp, bị bong tróc khi bị cọ xát, hay xuất hiện các đốm da đỏ và có các vết nứt nhỏ da. Hơn nữa, ngoài viêm da cơ địa thì em bé có làn da khô cũng dễ mắc các bệnh như bệnh chàm, vẩy nến, chứng dày sừng nang lông…

da be bi kho va san 1
Da bé bị khô và sần có thể do viêm da cơ địa

 Do đó, khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị khô da, sần sùi, đỏ… kèm theo hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, mẹ nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chữa trị hiệu quả.

Da bé bị khô và sần – Mẹ nên làm gì?

Tình trạng da bé khô, sần sẽ khiến trẻ sơ sinh ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ… có thể dẫn đến sụt cân. Để làm giảm tình trạng này mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

Dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da khô sần ở trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ và các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ hoặc tinh dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu argan, dầu dừa… Đồng thời bổ sung nước cho trẻ dựa trên cân nặng nhằm duy trì độ ẩm cho da và tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ.

Những trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc thì ngâm bàn chân và bàn tay trong nước yến mạch ấm để làm giảm ngứa và loại bỏ vảy da chết. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ vui chơi và hoạt động trong thời gian cường độ ánh nắng cao.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến sức khỏe của làn da. Vì vậy, để duy trì sức đề kháng cho da của trẻ, mẹ hãy xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, acid béo… để da trẻ sơ sinh không bị khô và sần.

da be bi kho va san 3
Cho bé ăn bơ để bổ sung acid béo omega-3 cho trẻ

Những acid béo mẹ nên bổ sung cho con như là omega-3 – Đây là chất béo lành mạnh, giúp ngăn nếp nhăn và lão hóa, đồng thời giảm viêm, ngăn ngừa sự phá vỡ collagen. Loại acid béo này có nhiều trong quả óc chó, hạt lanh và bơ.

Trong đó, bạn nên thường xuyên cho trẻ ăn bơ, vì ngoài omega-3, loại quả này còn chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho da như sterolin làm mềm và giữ ẩm cho da, vitamin E giúp tăng cường sản xuất collagen để sửa chữa các mô liên kết, giữ cho tóc, móng và da của chúng ta chắc khỏe  và duy trì độ ẩm.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng, việc ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A và C như quả việt quất, cải xoăn… cũng làm tăng năng suất sản xuất collagen trong cơ thể và các chất chống oxy hóa giúp trung hòa gốc tự do bảo vệ làn da khỏe mạnh.

Da bé bị khô và sần khi nào cần đưa đến viện để kiểm tra?

Thông thường, khi da trẻ bị khô và sần sùi do nguyên nhân bệnh lý gây ra như viêm da cơ địa, vảy cá, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn… dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà mà vẫn không cải thiện thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những triệu chứng như:

  • Vùng da khô ráp, sần sùi lan rộng.
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Da nứt nẻ và bị chảy máu
  • Xuất hiện các nốt mụn mủ, sưng nóng khiến trẻ đau nhức.
  • Sốt cao và ớn lạnh
da be bi kho va san 4
Thoa kem dưỡng bảo vệ da dịu nhẹ cho trẻ

Những dấu hiệu trên cảnh báo, tình trạng da khô và sần sùi ở trẻ cần được chữa trị gấp, đưa đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành các can thiệp y tế để tránh bị bệnh da liễu mãn tính.

Cách phòng ngừa da bé bị khô sần

Để da bé luôn căng mướt mịn màng, không bị khô và sần sùi thì mẹ cần phải xác định được trẻ thuộc loại da nào? Da thường, da khô, da chàm thể tạng hay da nhạy cảm. Từ đây, xác định chính xác đặc điểm của từng loại da để có cách chăm sóc phù hợp nhất.

Theo đó, phần lớn trẻ sơ sinh sở hữu làn da thường và có đặc điểm mềm mại, mịn màng, hồng hào, đàn hồi tốt. Làn da này thường ít bị khô, bong tróc hoặc ít khi bị nổi các đốm da đỏ cũng như ít bị kích ứng. Da thường chính là loại da khá lý tưởng và giúp bé ít gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến da như da chàm thể tạng hay da nhạy cảm.

Với loại da này, mẹ chỉ cần áp dụng một số bí quyết dưới đây sẽ giúp duy trì độ ẩm, da bé luôn mềm mại và mịn màng. 

da be bi kho va san 5
Cho trẻ uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Cho bé ăn nhiều các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và 6 để cung cấp độ ẩm và nâng cao sức đề kháng cho da.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
  • Tắm và giữ ẩm cho da bé bằng những sản phẩm có đặc tính dịu nhẹ, không có mùi quá nồng và gần gũi với thiên nhiên.

Với trẻ sơ sinh sở hữu làn da khô, để phòng tránh tình trạng da khô và sần sùi, mẹ hãy thử các bí quyết sau:

  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để tăng cường độ ẩm cho làn da mỏng manh của bé.
  • Hàng ngày cho bé mặc những bộ đồ làm từ vải mềm để tránh bị dị ứng. Mỗi khi trẻ tắm xong thì hãy lấy khăn tắm chất liệu làm từ 100% cotton để lau nhẹ nhàng, tránh cọ sát.
  • Bên cạnh đó, mẹ hãy dùng máy xông hơi hoặc máy làm ẩm để ngăn không cho hơi nước trong da bé bốc hơi quá nhanh. Luôn nhớ cho bé uống đủ nước để duy trì độ ẩm nhất định.
da be bi kho va san 6
Đặt máy xông hơi nước trong phòng ngủ cho bé

Vì bé sở hữu làn da khô nên mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, gió, mặt trời… các yếu tố này có thể làm cho tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn. Khi phải đi ra ngoài mẹ hãy thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành cho bé yêu.

Những bé sở hữu làn da chàm thể tạng, cực kỳ khô, sần sùi và có những vết bong da, xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt, ở các vùng da có nếp gấp  như cổ, khuỷu tay, đầu gối… thì mẹ hãy giúp bé cảm thấy tốt hơn thông qua một số bí quyết đơn giản sau:

  • Hãy rút ngắn thời gian tắm cho bé (dưới 5 phút) và thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong.
  • Luôn đặt máy tạo độ ẩm trong phòng vào mùa lạnh. Sử dụng các sản phẩm không mùi và không gây dị ứng để chăm sóc da cho trẻ.
  • Cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ các loại vải mềm. Thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh gãi gây trầy xước và làm tổn thương da.
da be bi kho va san 7
Cho trẻ mặc đồ rộng, mềm, thoải mái

Đặc biệt với trẻ sơ sinh sở hữu làn da rất nhạy cảm, hay bị dị ứng thì không chỉ dùng sữa tắm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc khác được thiết kế riêng mà loại nước giặt, nước xả cũng cần phải lưu ý. Chỉ sử dụng sản phẩm dịu nhẹ. Đồng thời chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút cho bé là đủ.

Qua đây có thể thấy, chế độ chăm sóc da bé bị khô và sần là công việc đòi hỏi sự vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Có như vậy mới làm giảm được nguy cơ bị kích ứng và tránh các tác nhân có thể gây dị ứng.

Mẹ bầu bị ngứa khắp người tưởng do da khô, ai dè đó là dấu hiệu của căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Bị những cơn ngứa hành hạ trong suốt thai kỳ nhưng người mẹ không hề biết rằng mình đang mắc một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.

TIN MỚI NHẤT