Có rất nhiều loại lá tắm cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế các vấn đề rôm sảy mà cha mẹ đã áp dụng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Top 4 lá tắm sau sinh rẻ tiền, dễ kiếm giúp mẹ phòng bệnh phụ khoa, da láng mịn
- 5 loại lá tắm cho bé vô cùng tốt và giúp bé hạn chế các bệnh về da mà mẹ nên biết
Hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc những vấn đề rôm sảy. Dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ngứa ngáy cho trẻ. Thế nên, lá tắm cho trẻ sơ sinh được nhiều cha mẹ quan tâm, áp dụng và có hiệu quả tốt.
Có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh?
Lá tắm cho trẻ sơ sinh thường là các thảo mộc tự nhiên nên được nhiều cha mẹ ưa chuộng. Trong Đông y, các loại lá cây có thể sử dụng để tắm và chia làm nhiều loại khác nhau. Có những loại chuyên trị rôm sảy, nhưng cũng có những loại trị mẩn ngứa, dị ứng,… Tuy nhiên, theo như nhiều chuyên gia khuyến cáo: Việc tắm lá chỉ phù hợp với những trẻ có vấn đề về da, chứ còn những trẻ đang khỏe mạnh bình thường thì không cần tắm lá.
Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm lá me cho trẻ sơ sinh
Theo tương truyền rằng, lá me và hành tây khi kết hợp với nhau tạo ra nước tắm có thể trị cảm lạnh cho trẻ. Công dụng của 2 nguyên liệu này như sau:
- Lá me giúp giải độc, trị bệnh ngoài da, giúp đề phòng các bệnh ngoài da cho trẻ vào mùa hè. Ngoài ra, lá me còn có tác dụng rất tốt cho trẻ trị rôm sảy, mẩn ngứa.
- Hành tây chứa một số thành phần phytoncide như allicin với tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt đi các vi khuẩn lây nhiễm.
Tắm lá sả cho bé
Theo như kinh nghiệm của các bà các mẹ, nấu nước sả tắm cho trẻ sẽ giúp trị mụn nhọt và lở ngứa ở trẻ. Sả có vị đắng, tính ấm và mùi thơm.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá sả tươi rồi cho vào nồi nấu sôi. Sau đó, bạn đổ nước ra thau chờ cho nguội bớt rồi đem tắm cho trẻ.
Tắm lá vối cho trẻ sơ sinh
Tắm lá vối giúp cho bé loại bỏ các loại hăm, ghẻ lở, mụn nhọt trên da của bé.
Cách làm như sau: Mẹ rửa sạch một nắm lá vối rồi ngâm với nước muối hoặc thuốc tím để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó, mẹ cho lá vào nồi nấu với nước. Tiếp theo, mẹ sẽ tắm sạch cho bé bằng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh trước. Mẹ sẽ pha loãng nước vối đã đun rồi tắm tiếp cho bé. Mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm để lau nhẹ các vùng hay bị hăm như bẹn, mông, háng. Mẹ lưu ý đừng chà xát quá mạnh sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của trẻ. Cuối cùng, mẹ tắm lại cho bé bằng nước sạch rồi lau người thật khô.
>>> Xem thêm:
- Top 4 lá tắm sau sinh rẻ tiền, dễ kiếm giúp mẹ phòng bệnh phụ khoa, da láng mịn
- Những loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả và an toàn
Một số lưu ý khi sử dụng nước tắm lá cho trẻ sơ sinh
- Các loại lá phải luôn được rửa sạch sẽ, ngâm nước muối để loại bỏ các loại côn trùng, vi khuẩn, lông tơ, bụi bẩn.
- Chọn những loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không có thuốc trừ sâu hay chất kích thích.
- Nên pha loãng các loại lá với nước trắng để lượng tinh dầu còn lại không quá đậm đặc.
- Đối với những trẻ có vấn đề về da, không nên cho thêm chanh hay muối vào nước tắm sẽ khiến trẻ bị xót.
- Có thể dùng phấn rôm bôi vào vùng bẹn, đùi của trẻ sau khi tắm.
- Bạn chỉ nên tắm lá cho trẻ sơ sinh sau khi bị rụng rốn.
- Tuyệt đối không tắm nước lá cho bé khi bé đang gặp tình trạng sưng tấy, viêm da nặng, trầy xước, chảy mủ. Vì lúc này làn da mỏng manh có bé đã mất đi màng bảo vệ, việc tắm nước lá có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
- Ngoài ra, trước khi tắm cho trẻ, mẹ hoặc người tắm phải vệ sinh tay và quần áo sạch sẽ để tiếp xúc với bé an toàn hơn.
- Khi tắm cho trẻ các động tác phải rất nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến làn da của bé.
- Dùng nước ấm vừa phải, không quá nóng, không quá lạnh để tránh cho trẻ bị tắm lạnh ảnh hưởng đến đường hô hấp, tắm nóng quá sẽ gây mẩn da.
- Nên tắm cho trẻ khoảng 4-6 lần mỗi tuần, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm. Đặc biệt là khi tắm các loại lá, bạn chỉ nên tắm 3-4 lần/tuần.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho các bạn về vấn đề lá tắm cho trẻ sơ sinh. Các loại lá tắm thường là những dược phẩm Đông y an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan, phải tùy vào tình trạng thực tế để xem xét và thực hiện. Nếu như bị các vấn đề về da quá nặng, bạn cần cho bé đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.