Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ hay không?

Nuôi dạy con 25/02/2020 15:17

Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm sau khi vừa cho trẻ đi tiêm phòng không. Cùng tìm đáp án chính xác ngay sau đây?

Nhiều bà mẹ vẫn rỉ tai nhau về những kinh nghiệm nuôi con nhỏ. Trong đó, câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé sau khi vừa mới tiêm phòng xong hay không cũng khiến nhiều bà mẹ tranh luận. Nhiều người cho rằng dán miếng hạ sốt sẽ giúp hạ sốt, đau nhức và giảm sưng tấy cho trẻ. Cùng tìm đáp án chính xác cho vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau!

Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 1
Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không?

Miếng dán hạ sốt có công dụng làm mát, dùng dán lên trán giúp hạ nhiệt cho bé, giảm sốt và đau nhức cho bé. Do đó, không có cơ sở chính xác nào để khẳng định là dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ là không nên. Miếng dán hạ sốt giúp cơn đau của bé dịu đi nhờ thành phần hydrogel và các loại tinh dầu trong đó. Tuy nhiên, một số bé lại khá mẫn cảm và khó chịu với thành phần này.

Cách dán miếng hạ sốt vào vết tiêm

Để miếng dán hạ sốt giúp bé hạ nhiệt đồng thời không làm mất công dụng của việc tiêm, bạn cần chú ý đến vị trí dán miếng dán hạ sốt. Các bố mẹ không nên dán trực tiếp miếng dán hạ sốt lên chỗ tiêm vì nó có thể khiến bé bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng miếng dán nhiều hoặc thường xuyên thay miếng dán sẽ khiến bé gặp tình trạng co giật hoặc biến chứng về não.

Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 2
Miếng dán hạ sốt phần nào giúp hạ nhiệt cho trẻ, giảm sốt - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, sử dụng miếng dán hạ sốt lâu ngày sẽ khiến da bé dần mỏng đi và nhạy cảm hơn, lỗ chân lông dễ bị bít tắc. Do đó, trẻ có thể bị viêm da ở chỗ dán miếng hạ sốt. Nặng hơn nữa, trẻ có thể bị dị ứng do các thành phần có trong miếng dán gây ra, khiến da mẩn đỏ.

Mẹo giảm đau vết tiêm cho bé sau khi tiêm

Khi trẻ sốt nhẹ, thường trên 38 độ C - 38,5 độ C, các mẹ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau cho bé như sau:

  • Nếu bé bị sưng đỏ ở vết tiêm, bạn có thể dùng nước ấm để chườm rồi lau mát toàn thân cho trẻ. Đồng thời, bạn có thể dùng khăn ướt đắp lên những vùng có mạch máu to như cổ, bẹn hoặc nách. Đừng lau da bé quá khô, hãy giữ lại một chút ẩm, nước còn dính lại sẽ bốc hơi khiến bé được dịu mát.
Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 3
Dùng khăn mềm chườm ấm và lau toàn thân cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Các mẹ chú ý là không nên chườm trực tiếp vào vết tiêm bị sưng vì nó có thể khiến tác dụng của việc tiêm bị mất hoặc giảm giá trị. Tốt nhất là hãy tắm sạch cho bé trước khi đưa bé đi tiêm.
  • Luôn vệ sinh, lau chùi cho bé sạch sẽ và khô thoáng. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.
  • Bổ sung thêm nước và các dưỡng chất cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn, uống thêm chút nước, cho bé ăn các thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu và nhiều chất hơn.
Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 4
Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Cần chú ý khi bế bé sao cho không chạm vào vết tiêm. Chườm nóng, nặn chanh hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm đều có thể khiến vết tiêm bị nhiễm trùng. 
  • Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn.
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, thường là paracetamol, cách 4-6 giờ uống 1 lần, 15mg/kg cân nặng, tối đa là 4 liều/24 giờ. Tuyệt đối không sử dụng thêm thuốc aspirin hoặc thuốc hạ sốt khác vì chúng có thể lượng paracetamol trong bé tăng lên gây nguy hiểm cho trẻ.
Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 5
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
  • Có thể chườm lạnh vết viêm cho bé. Mẹ vẫn cứ cho bé bú bình thường. 
  • Nếu thấy trẻ sốt cao, bỏ bú trong 1-2 ngày, quấy khóc, da tím tái, có hiện tượng co giật, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Mẹo giảm đau cho bé trước khi tiêm

  • Trong khi tiêm, bé có thể sợ hãi vì vết tiêm đau, do đó cha mẹ hãy ngồi đúng tư thế, bế và giữ chặt trẻ, tránh để trẻ cử động mạnh khiến vết tiêm gây tổn thương sâu.
  • Cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng trước khi cho bé đi tiêm. Với những em bé sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, trước khi tiêm vài ngày mẹ hãy uống nước lá tía tô hoặc ăn nhiều rau tía tô. Trẻ bú sẽ hấp thụ chất chống kích ứng từ rau tía tô và đỡ bị sốt sau khi tiêm xong.
Co nen dan mieng he sot vao cho tiem 6
Mẹ nên ăn nhiều tía tô để cho con bú trước khi đi tiêm - Ảnh minh họa: Internet
  • Sau khi tiêm xong, cha mẹ nên lau mát người cho bé. Dùng bông y tế cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi đắp lên vết tiêm hoặc mang sẵn khăn lạnh chườm lạnh giúp giảm đau cho bé.

Có nên đắp khoai tây sau khi tiêm phòng?

Khi trẻ vừa mới tiêm phòng xong, vết sưng ở chỗ tiêm có thể bị cứng do một số phản ứng phụ. Do đó, không nên đắp khoai tây hay bất cứ một thứ gì lên vết tiêm với mục đích giảm đau. Bởi điều này không những không có lợi cho trẻ mà còn khiến chỗ tiêm bị nhiễm trùng và sưng hơn.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trả lời đường câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm sau khi tiêm phòng cho bé hay không. Từ đó, các mẹ có thêm những kiến thức chăm sóc con khỏe mạnh và tốt hơn.

Thực hư về tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh giúp hạ sốt khi tiêm phòng

Liệu pháp thiên nhiên luôn được các mẹ tin dùng để chữa bệnh cho bé vì thể trạng và làn da bé còn nhạy cảm và non yếu. Từ đó, tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh cũng được rất nhiều mẹ tìm hiểu để hạ sốt cho trẻ…

TIN MỚI NHẤT