Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt làm bố mẹ lo lắng, sợ các biến chứng xảy ra không kiểm soát được? Hiện tượng trẻ bị sốt trong giai đoạn này là bình thường ở trẻ, bố mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn sau…
- Bé 19 ngày tuổi tử vong khi ngủ cùng giường với bố, nguyên nhân khiến ai cũng sửng sốt
- Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ an toàn cho bé
Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt mẹ phải làm gì? Tình trạng trẻ 6 tháng tuổi bị sốt khá phổ biến cho nên vai trò của người mẹ đóng vai trò rất quan trọng để giúp bé mau vượt bệnh. Để hỗ trợ bé đúng cách, mẹ cần các kỹ năng nhận biết dấu hiệu bé bị sốt để có cách điều trị đúng cách.
Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ
Bé dưới 6 tháng tuổi thường xuyên bị nóng sốt và thân nhiệt thay đổi thường xuyên, có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do mọc răng, các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.
Vì vậy, mẹ cần thường xuyên quan sát nhiệt độ cơ thể trẻ để kịp thời kiểm soát, thông thường trẻ 6 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ là có dấu hiệu sốt cao, mẹ nên giúp bé hạ sốt nhanh chóng nhất có thể. Trước khi đi vào các phương pháp hỗ trợ bé, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sốt cho bé nhé!
Bé bị sốt do tiêm chủng
Trẻ sơ sinh cần tiêm chủng trong những năm đầu đời, tiêm chủng do các loại vacxin khiến thân nhiệt bé thay đổi là tình trạng bình thường ở trẻ nhỏ, cho nên các bố mẹ cũng đừng quá lo lắng vì điều này.
Bé sốt do nhiễm sốt siêu vi
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra trẻ 6 tháng tuổi bị sốt. Hầu như trẻ em sẽ bị sốt và thường khỏi sau 7 ngày làm việc. Có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh nguy hiểm, trong đó có siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, bệnh sởi và bệnh tay chân miệng.
Sốt siêu vi do nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân thường gặp vì đường hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất yếu, sức đề kháng không cao nên dễ mắc phải nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.
Hoặc cũng có thể là nhiễm trùng đường tiêu hóa do các vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh kiết lỵ khiến trẻ 6 tháng tuổi bị sốt đi ngoài. Một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng sốt ở trẻ như viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, nhiễm trùng máu, viêm màng não, não mô cầu…
Mọc răng cũng là một trong nguyên nhân khiến thân nhiệt bé tăng lên và bị hành sốt nhưng chỉ tăng nhẹ và không quá nghiêm trọng. Nếu bố mẹ nhận thấy thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì có khả năng bé không phải bị sốt do mọc răng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên chủ quan vì đôi khi cách chăm sóc không đúng cũng là một lý do dẫn đến bé 6 tháng tuổi bị sốt, chẳng hạn như ủ bé quá kín, sống trong môi trường nóng bức.
Những điều cần biết khi trẻ bị sốt
Khi thấy bé có các triệu chứng sau có nghĩa là bé 6 tháng tuổi đã bị sốt. Đây là một trong những điều cần biết để phân biệt bé mọc răng hay bị sốt, các mẹ cần lưu ý:
- Thân nhiệt bé cao hơn 37,5 độ C
- Đổ mồ hôi
- Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu
- Mệt mỏi
- Lơ mơ
- Thở gấp
- Bỏ bú, bỏ uống nước, chán ăn
- Ngủ li bì.
Cách hạ sốt cho trẻ 6 tháng tuổi
Sự điều trị tại nhà của bố mẹ nắm vai trò quan trọng để quyết định bé mau khỏi hay không. Các mẹ chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Đầu tiên là sơ cứu nhanh cho bé khi bị sốt cao co giật bằng cách lau nước ấm. Bố mẹ cởi hết quần áo bé, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, sau đó đặt 2 chiếc khăn 2 bên nách, 2 chiếc còn lại đặt 2 bên bẹn và chiếc còn lại nhúng nước ấm dùng để lau khắp cơ thể bé để làm giãn mạch máu, giúp bé dễ chịu hơn. Tiếp tục thực hiện cho đến khi nhiệt độ bé giảm xuống còn 37 độ C.
- Bố mẹ hãy tìm cách làm mát thân nhiệt cho bé bằng cách cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thoáng mồ hôi.
- Thường xuyên cho bé mình uống nhiều nước, sau đó để bé nằm nghỉ ở nơi thông thoáng và liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 3 - 4 giờ.
- Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, các mẹ có thể cho bé dùng thuốc Paracetamol đơn chất dạng gói hoặc siro vì loại thuốc này tương đối dễ uống, có khả năng hạ sốt nhanh sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít tác dụng phụ). Lưu ý không vì nôn nóng sốt ruột mà cho bé sử dụng aspirin vì chúng có thể gây tổn thương não của bé (hội chứng Reye).
- Liều lượng thuốc phải uống đúng chỉ định là 10 - 15mg / lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg / ngày.
- Nếu bé 6 tháng tuổi bị sốt mà quấy khóc nhiều và tỏ thái độ phản đối việc đắp khăn ấm, các bố mẹ có thể đặt con mình ngồi vào thau nước ấm để tạo cảm giác thoải mái cho bé, rồi sau đó hãy dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người của con… và đưa bé đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt nên ăn gì?
Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt nên ăn gì? Khi trẻ bị sốt sẽ chán ăn và mệt mỏi, do đó mẹ cần lưu ý bổ sung các chất thiết yếu để bé có sức vượt bệnh. Ngoài việc tiếp tục cho bé bú sữa thì bé 6 tháng tuổi đã biết ăn dặm cho nên mẹ cần xay cháo loãng và nhuyễn hơn để bé dễ hấp thụ hơn lúc chưa bệnh.
Sau khi bé ăn no thì có thể bổ sung nước trái cây vì trong trái cây giúp giải nhiệt và có nhiều vitamin tăng sức đề kháng cho bé. Trong nước cam chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé chống lại vi khuẩn, vi- rút có hại và nước dừa nhờ có ít calo và có tác dụng như nước oresol, có khả năng cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C rất tốt cho các bé đang bị sốt.
Đặc biệt, trẻ bị sốt sẽ bị thiếu hụt lượng nước rất nhanh, do đó mẹ cần bù nước cho trẻ nhiều hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất. Mẹ cũng có thể thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.
Nước gừng cũng rất tốt trong việc đẩy lượng nhiệt ra khỏi cơ thể bé, nước gừng hơi khó uống nhưng uống được sẽ giúp bé mau chóng hạ nhiệt. Mẹ làm nước gừng bằng cách dùng ½ muỗng cà phê gừng tươi năm nhuyễn cùng 200ml nước sôi, ngâm trong vài phút và thêm một ít mật ong, cho bé uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị ho và cách điều trị bằng mẹo dân gian
Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt sẽ rất mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc dẫn đến sức khỏe suy giảm. Do đó để bé không bị ủ bệnh lâu thì bố mẹ cần nắm vững các kiến thức chăm sóc bé từ ăn uống đến sinh hoạt hằng ngày để rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.