Người mẹ ngượng chín mặt khi xem clip từ chính cô giáo của con mình.
- Được hỏi: Theo em, làm cha mẹ là làm gì, thầy giáo ở Sài Gòn chỉ trả lời 6 TỪ mà mọi phụ huynh giật thót, lấy giấy bút ra ghi lại gấp
- Học sinh mầm non vẽ bức tranh về mẹ: Cô giáo xem xong mặt tái xanh, lập tức nhấc điện thoại gọi ngay cho phụ huynh
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy rằng một số trẻ luôn có một số sở thích khi còn nhỏ như ôm đồ chơi khi ngủ, hay sờ tai và vòng tay của mẹ để ngủ. Tuy vậy cha mẹ cũng nên hướng dẫn con và để con thay đổi dần một số thói quen, không nên mang thói quen xấu sau khi đi học về làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
Từ khi đi học mẫu giáo có một bé gái luôn có thói quen đó là thích sờ đùi bạn cùng lớp, lúc đầu cô giáo tưởng là trẻ con chơi với nhau nhưng nhận thấy các bé bên cạnh luôn tỏ ra không thích. Có lần, một cậu bé bày tỏ sự không hài lòng nhưng cô bé vẫn tiếp tục hành động.
Cô giáo đã khuyên nhủ nhưng chỉ qua hôm sau cháu bé lại tiếp tục "quấy rối" các bạn học khác. Đoạn video được cô giáo gửi cho mẹ của bé gái khiến người này xấu hổ. Hóa ra ở nhà bé có thói quen thường thích sờ đùi mẹ lúc ngủ, không ngờ thói quen xấu này lại kéo dài đến khi đi đến trường mẫu giáo. Cũng may phát hiện sớm để chấn chỉnh nếu không hậu quả sau này có thể lớn hơn nhiều.
Cha mẹ phải làm gì?
Nhờ giáo viên giúp đỡ
Suy cho cùng, cha mẹ không thể đồng hành cùng con mọi lúc, vì vậy cha mẹ phải kết hợp tốt với giáo viên để trẻ em từ bỏ thói quen xấu càng sớm càng tốt.
Giao tiếp với trẻ nhiều hơn và để trẻ nhận ra điều chưa đúng
Tình trạng này ở trẻ thường là do cha mẹ không để ý hoặc không có ý thức yêu cầu trẻ sửa chữa sớm. Cha mẹ phải giúp trẻ nhận thức được hành động không phù hợp của mình chỉ khi nào trẻ tự nhận ra lỗi thì mới sửa được.
Bảo vệ lòng tự trọng của con
Trẻ có một số thói quen xấu, cha mẹ và thầy cô không nên lúc nào cũng khiển trách, đổ lỗi cho trẻ, trẻ chưa ý thức được lỗi của mình, ngược lại nên trao đổi với trẻ để trẻ sửa sai, không nên phê bình trẻ trước mặt các bạn cùng lớp. Trẻ mắc lỗi không quan trọng bằng trái tim trẻ bị tổn thương. Điều quan trọng nhất là bảo vệ lòng tự trọng của trẻ.
Cha mẹ hãy nhìn nhận và giáo dục trẻ bằng góc nhìn khách quan, đừng lúc nào cũng la mắng, đánh đập và mắng mỏ trẻ. Như vậy, trẻ không chỉ khó sửa sai mà còn có thể làm tổn hại đến tâm hồn của trẻ, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ sau này.