Một đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng và người thầy đầu tiên chúng nhìn thấy chính là cha mẹ của mình. Cha mẹ sơn màu đen hoặc màu hồng trên tờ giấy trắng này, thì tương lai của đứa trẻ cũng sẽ thay đổi theo.
- Học sinh mầm non vẽ bức tranh về mẹ: Cô giáo xem xong mặt tái xanh, lập tức nhấc điện thoại gọi ngay cho phụ huynh
- Con trai 7 tuổi đi mua gói muối hết 180k, ông bố nổi giận đùng đùng xông đến siêu thị làm cho ra lẽ, biết sự thật muốn té xỉu
Có một câu chuyện thế này: Cô giáo trong trường mầm non đang dọn bàn sau khi cho các bé ăn trưa thì bỗng một cháu bật khóc, cô liền bước lại kiểm tra, phát hiện bé vô tình làm đổ phần cơm thừa lên quần áo của mình.
Đứa trẻ liên tục nói trong sợ hãi: "Quần áo của con bẩn, sẽ không đẹp, con đã thay hết 2 bộ đồ rồi. Mẹ nhất định sẽ mắng con khi nhìn thấy". Cô giáo đang định an ủi học sinh rằng đây chỉ là chuyện ngoài ý muốn, nhưng lúc này, đứa trẻ ngồi cùng bàn đã nhanh nhảu lên tiếng: "Quần áo của bạn bẩn thế này, nhất định mẹ của bạn sẽ tới trường sớm để đem đồ mới cho bạn. Bạn sẽ được gặp mẹ sớm, như vậy không phải là nên vui mừng sao?". Nghe đứa trẻ nói, cô giáo vô cùng bất ngờ. Trái tim của một đứa trẻ thật đơn giản, lại có thể nhìn ra vấn đề với sự lạc quan như vậy, quả thật là một điều khiến người ta hạnh phúc.
Chuyện này cũng tương tự như trong cùng một thời điểm, có người vui khi trời mưa, có người lo lắng. Khi nhìn cùng một vấn đề, từ những góc độ khác nhau, sẽ có những tâm thái khác nhau. Một đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng và người thầy đầu tiên chúng nhìn thấy chính là cha mẹ của mình. Cha mẹ sơn màu đen hoặc màu hồng trên tờ giấy trắng này thì tương lai của đứa trẻ cũng sẽ thay đổi theo. Những đứa trẻ khác nhau, dưới tác động của môi trường trưởng thành, cũng sẽ cho thấy sự khác biệt giữa tính cách, bi quan và lạc quan.
01. Tại sao một số trẻ bi quan và những trẻ khác lạc quan?
Bi quan và lạc quan là hai thái độ sống khác nhau. Nhưng trong thế giới trẻ thơ, chúng không coi đây là thái độ sống mà chỉ là cách thể hiện cảm xúc, thậm chí chúng còn không biết mình đang bi quan hay lạc quan. Có những nguyên nhân hình thành thái độ sống khác nhau của đứa trẻ:
Gia đình không hạnh phúc, điều này tạo ra cách chúng nhìn thế giới
Không ai thích những người đầy năng lượng tiêu cực vây quanh mình. Nhưng cha mẹ có thể lựa chọn việc để đứa trẻ được sinh ra, nhưng đứa trẻ không có quyền lựa chọn của cha mẹ. Xét cho cùng, gia đình ban đầu của một đứa trẻ có ảnh hưởng tuyệt đối quan trọng đến tính cách sau này của trẻ. Trong hoàn cảnh đó, nếu gia đình không được hạnh phúc, đứa trẻ cũng sẽ vô cùng bất an.
Cha mẹ thường phàn nàn trước mặt con cái
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nghe thấy những cuộc trò chuyện, cãi vã giữa vợ chồng, than phiền với hàng xóm, điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự trưởng thành của trẻ. Trẻ con cũng sẽ thích phàn nàn và nhìn thế giới một cách tiêu cực, nhưng thực tế, nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta rất tươi đẹp, nhưng trẻ con lại thường không nhìn ra được mặt tích cực mà chỉ thấy được mặt tiêu cực.
Cha mẹ không chủ động thiết lập các giá trị tích cực cho con cái của họ
Thế giới của trẻ thơ thật đơn giản, nếu cha mẹ không chủ động thiết lập những giá trị tích cực cho con cái mình thì chúng đang gặp phải một số vấn đề khi gặp những vấn đề không như mong muốn.
02. Làm thế nào để kiểm tra xem con bạn là người bi quan hay lạc quan?
Đặc điểm của trẻ bi quan là gì? Chúng thường xuyên nói không: "Cái này ta không làm được, đừng để cho con làm, con rất sợ"; "Con không muốn, con không muốn"; "Con nhất định không làm được, đừng nói dối con"...
Cha mẹ có thể đánh giá trẻ là người như thế nào bằng cách yêu cầu trẻ làm một việc. Ví dụ, cha mẹ có thể để trẻ làm việc nhà, nếu trẻ cứ nói mệt không muốn làm việc nhà mà phải làm thì trẻ không hiếu động lắm. Một số trẻ em tìm thấy niềm vui trong quá trình làm việc nhà, vì vậy loại trẻ này rất có xu hướng lạc quan.
Hoặc chúng ta cũng có thể nhận biết từ thái độ nhận lỗi của trẻ sau khi đã làm sai. Một số trẻ cho rằng nguyên nhân là do bản thân, trong khi những trẻ khác quy nguyên nhân do điều khác. Hai phương pháp quy kết khác nhau này cũng có thể cho thấy thái độ của trẻ có xu hướng lạc quan hoặc bi quan. Trên thực tế, sự lạc quan và bi quan của trẻ thường không khó để đánh giá, chỉ cần cha mẹ quan sát kỹ là có thể nhìn ra được chiều hướng cảm xúc của trẻ và trạng thái mà trẻ đang thể hiện.
03. Làm thế nào để trẻ bớt bi quan? Cha mẹ nên bắt đầu từ những khía cạnh này
Cha mẹ hãy tìm cách nào đó để con mình khám phá vẻ đẹp của cuộc sống, và phấn đấu để trở thành một người tích cực.
Nói những lời động viên nhiều hơn để họ tự tin
Nhiều trẻ không tự tin vào cuộc sống của mình. Vì vậy, hãy nói những lời động viên nhiều hơn và khiến trẻ tin tưởng vào bản thân, đây là bước đầu tiên giúp trẻ thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực.
Quan tâm đến trẻ nhiều hơn, chủ động giảm bớt những cảm xúc tiêu cực
Nếu cha mẹ có thể quan tâm đến con cái nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn họ sẽ nhạy bén phát hiện ra những thay đổi tiêu cực ở con mình. Đôi khi trẻ thể hiện một số hành vi để bày tỏ sự tiêu cực bên trong của chúng. Ví dụ như tức giận, ném đồ đạc, hờn dỗi, không nói hoặc không ăn uống đều là những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực của trẻ.
Thường xuyên đưa trẻ đi khám phá thế giới bên ngoài và thiết lập các giá trị đúng đắn
Quá trình hình thành giá trị rất lâu dài, nếu cha mẹ không biết tích cực nuôi dưỡng con cái thì sẽ hình thành những giá trị và thế giới quan tiêu cực. Một khi đã hình thành quan niệm này là điều vô cùng khó thay đổi, vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên đưa con đi nhìn ra thế giới bên ngoài để hiểu được sự phồn vinh và đa dạng của thế giới rộng lớn này.
Điều này cũng có thể mở rộng tầm nhìn của trẻ, khiến tâm hồn chúng trở nên rộng lớn hơn, tâm trí chúng không bị giới hạn ở một điểm tiêu cực nào đó. Hành động này cũng rất cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ, nếu cha mẹ có thể để con mình gặt hái những giá trị sống tích cực ở thế giới bên ngoài, thì kết quả là chúng sẽ thay đổi thành một người tích cực, tươi vui và hào phóng.