Trẻ sau khi tiêm chủng thường gặp các triệu chứng gì và cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng như thế nào? Mẹ hãy theo dõi trong bài viết sau.
- Trẻ 4 tháng tuổi bị sốt do đâu và cách hạ sốt như thế nào?
- Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ hay không?
Nội dung bài viết
- Những phản ứng của trẻ sau khi tiêm chủng
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng
- Trường hợp nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay?
- Một số lưu ý sau khi bé tiêm phòng
- Cách để hạn chế sốt khi cho bé đi tiêm phòng
Bé 2 tháng tuổi khi tiêm phòng bị sốt là trường hợp không hiếm gặp. Đây là phản ứng bình thường sau khi cơ thể tiếp nhận vaccine như một phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng sốt của bé khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ sau khi tiêm chủng thường gặp các triệu chứng gì và cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng như thế nào?
Những phản ứng của trẻ sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng, bé rất dễ gặp một số phản ứng sau đây:
- Sốt: Là một trong những phản ứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Phần lớn trẻ sẽ bị sốt nhẹ và kéo dài khoảng 2 ngày sẽ tự khỏi.
- Phản ứng tại vị trí tiêm phòng: Nhiều trường hợp tại vị trí mũi tiêm của trẻ bị sưng, đỏ hoặc đau, đây cũng là hiện tượng bình thường và sẽ hết trong vài ngày.
- Phát ban đỏ hoặc mụn nước: Đặc biệt là đối với những bé tiêm phòng sởi, quai bị rất dễ bị phát ban trên da, tuy nhiên các nốt phát ban này sẽ thường biến mất trong khoảng 1-2 ngày.
- Rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ: Biểu hiện là trẻ thường đi ngoài nhiều hơn, trạng thái của phân loãng hơn.
- Một số biểu hiện giả cúm: Điển hình là hắt hơi, chảy nước mũi trong và đau cơ nhẹ.
Xem thêm:
- Mách chị em cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô cực kỳ an toàn, hiệu quả sau khi tiêm phòng
- Mách mẹ tuyệt chiêu hạ sốt cực nhanh cho trẻ bằng rau diếp cá, không cần dùng thuốc
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng
Ngay sau khi tiêm chủng sau, nếu mẹ thấy cơ thể bé nóng lên thì điều đầu tiên cần làm là theo dõi thân nhiệt cho bé. Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ thì có thể dùng khăn ấm để lau cơ thể của bé. Đồng thời, mẹ nên cho bé mặc trang phục thoáng mát để bé hạ sốt nhanh hơn.
Trường hợp bé bị sốt cao từ 39 độ trở lên thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và dùng khăn mát để lau cơ thể cho bé. Trước khi sử dụng thuốc, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự tư vấn an toàn nhất.
Khi bé bị sốt thường kèm theo cơ thể bị mất nước, cần bổ sung thêm nhiều nước để hạ sốt. Mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày, với trẻ đã cai sữa thì có thể sử dụng thêm Oresol hoặc cho bé ăn cháo loãng.
Cách hạ sốt cho bé 2 tháng tuổi đơn giản nhất là mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp bé bị sốt nhẹ và không có những biểu hiện bất thường.
Khi bé bị sốt, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với nhiều người để tránh bị nhiễm bệnh. Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để nhanh chóng giảm sốt.
Đối với vị trí tiêm chủng, nếu bé bị sưng hoặc đau thì không được đắp bất cứ chất gì lên da bé, rất dễ gây viêm nhiễm vì da bé còn non nớt. Khi bế trẻ nên tránh tỳ vào vết tiêm khiến bé bị đau. Mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng aspirin hay các thuốc hạ sốt mà không có chỉ định, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trường hợp nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay?
Ngoài những cách hạ sốt, mẹ cũng cần biết những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để tránh trường hợp bé gặp nguy hiểm, cụ thể:
- Bé bị sốt trên 39 độ, không có dấu hiệu hạ nhiệt, dùng hạ sốt không thuyên giảm.
- Bé bị nôn trớ liên tục, người mệt mỏi, bỏ bú.
- Bé bị co giật, gọi không có phản ứng.
- Bé khó thở hoặc thở gấp, người bị tím tái, quấy khóc kéo dài không dứt.
- Cơ thể bé nổi mề đay, chân tay bị lạnh, bỏ bú.
- Vị trí tiêm bị sưng to hoặc mẩn đỏ lan rộng và không có dấu hiệu giảm.
Một số lưu ý sau khi bé tiêm phòng
Một số lưu ý sau sẽ giúp mẹ đảm bảo an toàn cho bé và tránh những triệu chứng xấu sau khi tiêm phòng:
- Nên cho trẻ ở lại nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi tiêm xong, không nên cho trẻ về luôn đề phòng trường hợp sốc phản vệ.
- Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm: Sau thời gian 4-6 tiếng vị trí mũi tiêm của trẻ vẫn được coi là vết thương hở, việc tắm ngay cho bé có thể dễ khiến gây cảm lạnh cho cơ thể bé.
- Không đắp khoai tây hay chanh: Đây là mẹo dân gian của nhiều người, tuy nhiên, các mẹo này rất nguy hiểm và bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng vì có khả năng gây nhiễm khuẩn cao cho trẻ.
Cách để hạn chế sốt khi cho bé đi tiêm phòng
Dưới đây là các bí quyết để tránh trường hợp bé bị sốt khi tiêm chủng:
- Mẹ nên ăn nhiều tía tô trước ngày cho bé đi tiêm để cho bé bú, hấp thụ các chất dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng từ tía tô.
- Khi tiêm phòng, mẹ cần ôm bé và giữ vị trí tiêm của bé cố định theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bé cử động khiến vết tiêm lâu khỏi.
- Mẹ có thể vừa để bé bú vừa tiêm để bé giảm bớt cảm giác đau.
- Sau khi tiêm, mẹ có thể dùng nước mát chườm nhẹ lên vị trí tiêm để giảm sưng.
Trên đây là các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi đi tiêm phòng mà mẹ nên tham khảo. Sốt khi tiêm chủng là tình trạng khó tránh ở trẻ, mẹ nên dự phòng các bí quyết chăm sóc trẻ để giữ sức khỏe và đảm bảo sự an toàn cho con.