Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ đúng cách sau khi đã được vắt ra khỏi cơ thể là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây là những cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
- Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng!
- Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu: Các mẹo tích trữ thông minh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, do cơ thể mẹ cũng như điều kiện sống mà không phải đứa trẻ nào cũng được bú sữa mẹ trực tiếp. Đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh chỉ được nghỉ chế độ thai sản trong thời gian 6 tháng. Sau khi đi làm, để trẻ vẫn có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ thì việc vắt sữa để bảo quản cho trẻ dùng là điều hết sức quan trọng. Cùng ghi nhớ cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra sau đây để thực hiện đúng, đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong sữa được cung cấp toàn diện cho bé yêu.
Thời gian lý tưởng để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra
Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu được bảo quản trong nhiệt độ phòng từ khoảng 26 đến 28 độ C thì thời gian thích hợp là 6 tiếng. Nhiệt độ thấp hơn thì thời gian cũng tăng lên từ 8 đến 10 tiếng. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì sữa mẹ để trong nhiệt độ phòng không nên quá 4 tiếng và nếu trời nóng thì chỉ dưới 1 tiếng mà thôi.
Nếu mẹ đi làm, thì một ngày nên vắt khoảng 100 đến 150ml để cho bé dùng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là có thể dùng trong 24 tiếng.
Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài
Muốn bảo quản sữa mẹ ở ngoài đúng thì bạn cần phải lưu ý lựa chọn dụng cụ trữ sữa cũng như môi trường lưu trữ. Dụng cụ lưu trữ chính là điều kiện đầu tiên quyết định đến việc nguồn sữa của trẻ có đảm bảo hay không.
Cách chọn dụng cụ trữ sữa
Dụng cụ dùng để trữ sữa sau khi được vắt ra ngoài mà mẹ có thể lựa chọn là bình trữ sữa và túi trữ sữa. Đối với bình trữ sữa, hãy lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn bình nhựa hoặc bình thủy tinh để lưu trữ đều được. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn đó là dùng bình thủy tinh.
- Vệ sinh sạch sẽ bình trữ sữa bằng dung dịch vệ sinh và nước ấm. Sau đó để khô rồi mới sử dụng.
- Không nên đổ sữa quá đầy vào bình mà nên dành ra một khoảng trống.
Nếu mẹ dùng túi trữ sữa thì những điều cần phải quan tâm là:
- Nên mua các loại túi trữ sữa chuyên dụng, thiết kế dành riêng cho việc bảo quản sữa mẹ.
- Chỉ nên cho khoảng 60 đến 120ml sữa vào túi sau đó ép không khí ra và lưu trữ.
- Chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín để khi bảo quản không bị nứt, rách túi. Bên cạnh đó, thành phần chất dẻo làm túi cũng có thể tác động đến chất lượng của sữa mẹ.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách
Cách bảo quản sữa mẹ khi đi xa bằng tủ lạnh được nhiều mẹ lựa chọn và áp dụng. Mẹ hãy áp dụng theo những hướng dẫn sau đây.
- Đổ sữa mẹ vào dụng cụ lưu trữ ngay sau khi vắt ra. Dán nhãn ghi ngày giờ vắt để ghi nhớ sử dụng đúng thời gian.
- Sau đó cất sữa vào tủ lạnh ngay lập tức. Nếu chưa thể cất ngay, bạn chỉ nên để sữa trong phòng với nhiệt độ và thời gian quy định. Không để sữa chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời cũng như các nguồn nhiệt khác.
- Bảo quản sữa trong tủ lạnh ngăn mát với thời gian không quá 24 tiếng. Một cách khác là làm lạnh sữa nhanh trong thời gian 30 phút sau đó để trữ đông luôn.
- Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ đảm bảo chúng ở trạng thái tinh khiết và lưu trữ được trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tủ cửa có phun sương thời gian bảo quản có thể lên tới 3 tháng. Tủ duy trì ở nhiệt độ -18 độ C có thể lên tới 6 tháng.
- Lượng sữa nên bảo quản trong 1 túi chỉ khoảng từ 80 đến 120ml như vậy thời gian làm lạnh và rã đông nhanh hơn.
Cách bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng
Cách thứ 2 cũng được nhiều mẹ áp dụng để bảo quản sữa đó là ủ bằng nước nóng khoảng 40 độ C. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Đầu tiên, mẹ cần vắt sữa ra bình hoặc túi trữ sữa đã được tiệt trùng bằng nước nóng. Đậy kín bình hoặc túi sữa và đặt vào bát nước ấm khoảng 40 độ C.
Tuy nhiên cách giữ ấm sữa bằng nhiệt này khá bất tiện vì bạn phải thay nước thường xuyên. Vì vậy, nếu muốn bảo quản sữa bằng nhiệt, hãy mua máy ủ sữa. Chiếc máy này được thiết kế khá đơn giản. Chỉ cần vắt sữa vào bình và đặt vào máy ủ, bật công tắc lên là được.
Cách sử dụng sữa mẹ sau bảo quản
Nếu là sữa được trữ đông trong tủ đá, mẹ hãy đặt xuống ngăn mát trong thời gian nửa ngày để cho sữa được rã đông từ từ. Sau đó hâm nóng sữa mẹ trong nước khoảng 40 độ C cho đến khi nào cảm thấy sữa ấm thì cho bé dùng. Tuyệt đối không đun sôi sữa cũng không được ngâm vào nước quá nóng.
Với những cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra như trên, chắc chắn đây sẽ không còn là vấn đề lo lắng đối với những gia đình có trẻ nhỏ nữa. Bạn chỉ cần thực hiện đúng cách là đã có nguồn sữa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.