Bạn có thực sự hiểu về những suy nghĩ của con mình?
- Chuyên gia dinh dưỡng cho biết 12 loại thực phẩm tốt nhất, giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày dài!
- Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ 7 lợi ích bất ngờ của việc ăn bưởi đỏ!
Khi các vấn đề về sức khỏe tâm thần tiếp tục gia tăng ở thanh thiếu niên, thì việc hành động để ngăn chặn hành vi tự tử cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng họ biết chuyện gì đang xảy ra với con mình - và rằng họ sẽ biết liệu con mình có ý định tự tử hay không. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Cụ thể chi tiết ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Thanh thiếu niên có thể nghĩ đến việc tự tử thường xuyên hơn so với những gì cha mẹ nghĩ
Trong một nghiên cứu được công bố cách đây vài năm trên tạp chí Nhi khoa, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn hơn 5.000 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi. Trong các cuộc phỏng vấn này, các thanh thiếu niên đã được hỏi liệu họ có từng nghĩ đến việc tự sát hay không - hoặc họ đã từng nghĩ nhiều về cái chết chưa? Và cha mẹ của các thanh thiếu niên cũng được hỏi liệu họ có tin rằng con mình đã từng nghĩ đến việc tự sát hay đã nghĩ nhiều về cái chết hay chưa.
Và kết quả là một nửa số cha mẹ không hề hay biết về ý định tự tử của con mình — cũng như ba phần tư số phụ huynh cũng không nhận ra rằng con của họ đang thường xuyên nghĩ đến cái chết.
Sự mất kết nối giữa con cái và cha mẹ này càng trở nên rõ ràng hơn khi nghiên cứu cho thấy các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang gia tăng ở giới trẻ. Theo Khảo sát Hành vi Rủi ro Thanh thiếu niên năm 2021, 42% học sinh trung học cho biết họ có cảm giác buồn bã và tuyệt vọng dai dẳng; 22% nghiêm túc cân nhắc đến việc tự sát và 10% đã từng cố gắng thực hiện.
Con số cao này thậm chí còn cao hơn đối với các thanh thiếu niên thuộc LGBTQ+:
- Gần 60% các thiếu nữ trải qua nỗi buồn dai dẳng và tuyệt vọng; 30% cân nhắc nghiêm túc về việc tự tử và 13% đã từng thử.
- Trong số các nam thanh niên LGBTQ+, 70% trải qua nỗi buồn và sự tuyệt vọng dai dẳng; 45% cân nhắc nghiêm túc về việc tự tử và 22% đã từng thử.
Có rất nhiều yếu tố góp phần vào chỉ số này. Trong đó, căng thẳng và sự cô lập do đại dịch gây ra rõ ràng cũng đã đóng một vai trò lớn. Bởi theo ghi nhận, có rất nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy khó hòa nhập sau khi quay lại trường học. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội cũng là một nguyên nhân lớn, bởi việc mở ra những so sánh không thực tế, củng cố những suy nghĩ và ý tưởng tiêu cực, đồng thời khuyến khích nhiều việc có xu hướng không tốt,.... Đồng thời, các mạng xã hội cũng là một nguồn bắt nạt: bởi theo báo cáo, 16% học sinh trung học cho biết bị bắt nạt qua các mạng xã hội, bao gồm 20% là nữ sinh và 27% là những người thuộc LGBTQ+.
Tại sao lại có sự “mất kết nối” giữa thanh thiếu niên và cha mẹ?
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng biết rằng con cái họ đang có ý định tự tử. Thanh thiếu niên cũng có thể không phải lúc nào cũng nhận ra mình đang cảm thấy tồi tệ như thế nào và có thể không muốn nói với cha mẹ khi họ làm vậy — vừa vì sợ làm họ lo lắng, vừa vì không chắc cha mẹ có thể phản ứng thế nào.
Cha mẹ cũng có thể đã bỏ qua các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi thiếu niên, hoặc hiểu sai về chúng hoặc gán cho chúng một điều gì đó vô tội; xét cho cùng, việc muốn tin rằng con bạn vẫn ổn là điều tự nhiên hơn là nghĩ rằng chúng có thể muốn tự tử. Và thời kỳ thanh đổi tính cách của độ tuổi thiếu niên, có thể hiểu rằng các bậc cha mẹ có thể đã hiểu lầm hoặc đánh giá thấp về những thay đổi trong cảm xúc của lứa tuổi này.
Cha mẹ có thể làm gì?
- Hãy nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên và đừng bao giờ bỏ qua chúng. Ngoài biểu hiện buồn bã, thì vẫn còn các dấu hiệu khác mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Tụt hạng hoặc điểm bị giảm
- Cáu kỉnh hoặc tức giận thường xuyên
- Luôn tỏ ra buồn chán hoặc bỏ dở các hoạt động
- Khó khăn với các mối quan hệ, bao gồm thay đổi nhóm hoặc trở nên cô lập hơn
- Có các hành vi nguy hiểm hoặc rủi ro
- Phàn nàn về các vấn đề thể chất dai dẳng như đau đầu hoặc đau bụng
- Mệt mỏi.
- Hãy lắng nghe con bạn và đừng bao giờ cho rằng những câu nói như "không ai quan tâm tôi sống hay chết" của con bạn chỉ là một màn kịch. Thay vì vậy, hãy hỏi con cái xem tụi trẻ có thực sự có ý đó không. Cha mẹ thường lo lắng rằng việc hỏi như vậy có thể góp phần " lên ý tưởng" tự tử cho con họ, nhưng chính việc hỏi này có thể là cách duy nhất để biết — và là cách tốt nhất để cho con bạn thấy rằng bạn đang coi trọng chúng.
- Nhận trợ giúp: Gọi cho bác sĩ của bạn, gọi cho chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc gọi vào đường dây nóng về việc tự tử để con bạn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất . Điều này rất quan trọng. Đồng thời, nếu con bạn được khuyến nghị tư vấn, hãy cố gắng hết sức để lên lịch, hãy chắc chắn rằng con bạn được tư vấn và điều trị hợp lý nhất.
- Nếu bạn nghi ngờ con mình có thể bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Hãy đem các loại thuốc theo toa và rượu dự trữ trong nhà được cất giữ an toàn, hoặc loại bỏ chúng nếu không thực sự cần thiết.
Đôi khi đó có thể chỉ là một nỗi buồn ngắn hạn sau khi chia tay hoặc một trong những nỗi thất vọng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng khi nói đến tự tử, an toàn vẫn luôn tốt hơn là xin lỗi. Vì vậy, hãy đặt câu hỏi và chú ý tới đời sống cảm xúc của con bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!