Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt là một trong những hiện tượng dễ gặp ở trẻ. Nếu trẻ nhà bạn đang có hiện tượng này thì phải làm gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng, cha mẹ cần làm gì?
- 5 mẹo đơn giản bố mẹ nên làm để giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất dễ mắc phải các vấn đề liên quan. Trong đó cha mẹ phải đặc biệt quan tâm đến việc đi ngoài của trẻ. Đấy không chỉ đơn giản là việc trẻ đẩy chất thải ra bên ngoài mà còn là dấu hiệu để bạn nhận biết vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Thường thì trẻ đi ngoài 5 đến 10 lần/ngày. Phân có màu vàng, sền sệt. Tuy nhiên nếu bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt thì đó là cảnh báo cho việc hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề và cha mẹ cần quan tâm.
Nguyên nhân của việc bé đi ngoài có bọt
Để có phương pháp chữa trị đúng thì trước hết, bạn cần phải biết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nhà mình đi ngoài ra bọt là gì. Những nguyên nhân phổ biến, thường gặp là:
- Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện dẫn đến việc đi ngoài có bọt. Đường ruột bị kích thích và phần sữa được trẻ ăn trong ngày chưa được hấp thu và tiêu hóa hết đường trong sữa.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Trong đường ruột của trẻ có các vi khuẩn như: Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli sẽ khiến xuất hiện hiện tượng đi ngoài có bọt ở trẻ. Nếu bị nặng thì có thể bị chuột rút khá nguy hiểm. Cha mẹ nên đưa bé đi khám để có phương án chữa trị kịp thời.
- Trẻ bị dị ứng protein trong sữa cùng với các triệu chứng khác như: đau bụng và đi ngoài có máu trong phân. Cần phải chú ý theo dõi nếu không trẻ sẽ bị phát ban, sưng, thậm chí khó thở.
- Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu khiến cho chất dinh dưỡng trong tiêu hóa hết cũng là một nguyên nhân.
- Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ vì trẻ trực tiếp bú sữa mẹ. Khi mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng sẽ khiến trẻ xuất hiện hiện tượng này.
Các trường hợp bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài có bọt
Sẽ có 5 trường hợp trẻ bị đi ngoài có bọt với các mức độ khác nhau mà cha mẹ cần nhận biết để xử lý. Đó là:
Trẻ đi ngoài có bọt nhưng vẫn ăn ngủ bình thường
Nếu cha mẹ phát hiện tính chất phân của trẻ bất thường nhưng vẫn bú mẹ và ngủ bình thường, vẫn có dấu hiệu tăng cân thì không có gì quá đáng ngại. Mẹ chỉ cần chú ý hơn đến trẻ cũng như thay đổi chế độ ăn của mình để chấm dứt tình trạng này.
Trẻ đi ngoài có bọt kèm quấy khóc
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị đi ngoài có bọt như: quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít đi, không lên cân trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu giảm cân. Đây các các dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc viêm nhiễm đường ruột. Nếu gặp phải trường hợp này hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý chữa bằng thuốc hoặc bất cứ mẹo nào.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy
Bé đi ngoài có bọt và nhầy thường xuất hiện cảnh báo với 3 trường hợp sức khỏe của trẻ như sau:
- Trẻ đi ngoài với lượng phân ít, có màu xanh sẫm, xuất hiện nhầy. Trẻ quấy khóc trước và sau khi bú. Để giải quyết mẹ hãy cho trẻ bú đủ sữa.
- Trẻ đi ngoài phân cứng, có nhầy, thậm chí có cả máu. Đây là trẻ bị táo bón.
- Phân trẻ nhìn như bã đậu, màu xanh có kèm cả chất nhầy. Khi đó trẻ đã bị viêm nhiễm đường ruột.
Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt
Trong các trường hợp bình thường, việc sôi bụng của trẻ là điều không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi trẻ bị sôi bụng mà còn khóc liên tục thì hãy coi chừng nhé. Đó là trẻ bị tắc nghẽn khí ở nếp gấp đường ruột. Mẹ hãy giảm mỡ và thức ăn khó tiêu trong chế độ ăn đồng thời cho con bú đúng cách.
>>> Xem thêm:
- Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài 2 ngày 1 lần có sao không?
- Trẻ 1 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có đáng lo ngại?
Cách chữa bé đi ngoài ra bọt
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nước hoặc gặp phải các trường hợp như trên, mẹ hãy chú ý những điều sau đây:
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bản thân nếu con bú hoàn toàn sữa mẹ. ăn nhiều rau, củ, quả, uống nước dừa, sữa chua… đó là cách hiệu quả nhất. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Khi trẻ bắt đầu ăn sữa công thức có thể sẽ bị đi ngoài có bọt trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu vì hệ tiêu hóa chưa thích ứng kịp. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài thì mẹ hãy thay đổi loại sữa có lactose để giúp cho việc tiêu hóa của trẻ dễ dàng hơn.
- Bù đủ nước cho bé bằng cách tăng số lần bú nhiều hơn.
- Cho bé uống thêm oresol khoảng 50 đến 100ml sau mỗi lần trẻ bị đi ngoài. Và đặc biệt là dung dịch điện giải giúp trẻ không bị mất nước.
- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi: trẻ đi ngoài 2 ngày không khỏi, phân lẫn máu, bé bỏ ăn, mệt, sốt và có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
Việc trẻ sơ sinh đi hoa cà hoa cải trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và bạn không được chủ quan. Nếu bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt hãy đưa đến gặp bác sĩ chứ không nên tự ý chữa cho trẻ.