Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiệt miệng, gây khó chịu và hạn chế các sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá nhỏ, chưa thể sử dụng được các biện pháp điều trị thông thường nên dễ khiến nhiều mẹ lo lắng.
- 5 nguyên tắc trong ăn uống giúp trẻ khỏe mạnh, mau lớn, ít ốm vặt
- Nước ngọt có ga ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe của trẻ?
Nội dung bài viết
1. Nhiệt miệng là gì?
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
3. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
4. Một số mẹo dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
5. Khi nào thì cho bé đi khám bác sĩ?
6. Cách phòng bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
6. Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng thường gây khó khăn nhiều trong việc điều trị hơn là những trẻ khác. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể giúp trẻ hạn chế được những cơn khó chịu của căn bệnh nếu tìm được nguyên nhân cũng như có một số kiến thức về căn bệnh này.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là lở miệng) là tình trạng tổn thương ở niêm mạch miệng hoặc nướu răng khiến trẻ gặp khó khăn trong trong ăn uống, bú sữa. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng có thể do các chấn thương vùng miệng do cắn vào nướu, niêm mạc má hay lưỡi.
- Do ăn phải thức ăn quá nóng, niêm mạch bị bỏng gây loét.
- Trẻ sơ sinh 1 tuổi bị nhiệt miệng có thể còn do nhiễm trùng một số loại virus như herpes simplex gây loét miệng, nấm miệng.
- Do thiếu dinh dưỡng. Một số bé bị thiếu các chất dinh dưỡng như: kẽm, sắt, folic hoặc vitamin nhóm B, vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, protein gây giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi rút phát triển gây bệnh.
- Sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng.
- Ngoài ra các bệnh về tay chân miệng, bệnh nhiễm trùng về tai mũi họng, thủy đậu... cũng là nguyên nhân khiến bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, những vết loét sẽ xuất hiện ở bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ. Đồng thời trẻ có thể đi kèm một số dấu hiệu phổ biến sau:
- Bề mặt lưỡi có những vết lở loét hoặc mụn nhỏ
- Vết loét xuất hiện ở má, ban đầu xuất hiện 1 chấm đỏ, khi chạm vào bé đau đớn
- Sưng nướu hoặc răng, có thể gây chảy máu
- Trẻ sốt đột ngột
- Trẻ đau miệng, bỏ bú và hay quấy khóc
3. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Hầu hết các trường hợp nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh đều lành tính, không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, với trẻ đang còn quá nhỏ sẽ khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt cũng như việc ăn uống của trẻ. Vì vậy, mẹ nên áp dụng một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh dưới đây để giúp con dễ chịu hơn:
- Súc miệng bằng nước ấm và nước muối pha loãng cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì chưa biết cách súc miệng nên mẹ cần giúp bé làm bằng cách dùng rơ miệng để lau với nước muối sinh lý.
- Sử dụng một số loại thuốc mỡ được phép sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh để làm dịu vết loét và giúp chúng mau lành hơn. Tốt hơn hết là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Cho trẻ bú nhiều hơn để bù nước cho trẻ bởi vì mất nước sẽ làm cho tình trạng lở miệng càng thêm nghiêm trọng gây đau đớn.
- Nếu cho trẻ uống sữa công thức thì nên ướp lạnh một chút để giảm cảm giác đau đớn cho trẻ khi uống sữa.
4. Một số mẹo dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Lá rau ngót chữa nhiệt miệng
Rửa sạch lá rau ngót, giã nhuyễn lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng bông hoặc gạc sạch nhúng vào dịch nước cốt rau ngót rồi chấm vào chỗ sưng đau lở loét của bé. Một ngày có thể bôi 2 - 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng như cỏ nhọ nồi, cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Nước ép củ cải chữa nhiệt miệng
Củ cải cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhiệt miệng ở trẻ. cách làm cũng khá đơn giản, bạn cạo vỏ củ cải, cắt nhỏ rồi đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bỏ bã, hòa thêm một chút nước sôi để giảm vị cay. Vì trẻ chưa biết súc miệng nên mẹ giúp trẻ thấm vào miếng bông gòn rồi bôi lên những vết loét sẽ khiến vết thương mau lành hơn.
Lưu ý: Một số mẹ chỉ kinh nghiệm dùng mật ong để trị nhiệt miệng. Điều này là không sai, mật ong có tính sát khuẩn cao nên dùng để trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Tuy nhiên, mật ong không thích hợp dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc. Nó chỉ dùng được cho trẻ trên 1 tuổi mà thôi.
5. Khi nào thì cho bé đi khám bác sĩ?
Tuy rằng, bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không phải điều trị bằng các loại thuốc men phức tạp khác. Nhưng nếu con bạn bị lở miệng mà còn kèm theo những triệu chứng dưới đây thì nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ có cách biện pháp can thiệp kịp thời:
- Giảm cân nhanh
- Sốt cao bất thường
- Trong phân có lẫn máu và chất nhầy
- Viêm loét cả những vùng da xung quanh miệng
6. Cách phòng bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Mẹ không thể làm ngăn ngừa các vết loét phát triển nhưng vẫn có thể làm một số việc sau để giảm nguy cơ xuất hiện bệnh cũng như tái phát khi bệnh đã khỏi:
- Vệ sinh miệng mỗi ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Khi cho trẻ uống sữa công thức vào ban đêm nên cho trẻ súc miệng bằng 1 thìa nhỏ nước sôi để nguội hoặc rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để đảm bảo vệ sinh, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày, không gây căng thẳng tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
- Nên bú sữa đúng cữ theo giờ giấc nhất định.
- Chọn loại sữa công thức phù hợp với trẻ. Đối với mẹ cho con bú sữa hoàn toàn thì nên chú ý dinh dưỡng đầy đủ tránh thiếu chất cho con.
6. Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì?
Thông thường đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì vậy chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với sữa, tác động đến nguồn cung cấp dinh dưỡng của bé. Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh 1 tuổi bị nhiệt miệng thì mẹ nên chú ý bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm sau:
- Củ cải: Nếu bạn không thể uống được nước ép thì có thể nấu canh để giải nhiệt.
- Uống nước ép rau má, mã đề, râu ngô, nước bột sắn dây: Các loại thực phẩm này cực mát nên mẹ có thể xay hoặc ép nước để uống.
- Rau ngót, mồng tơi: Đây cũng là những loại rau có tính mát, tác dụng giải nhiệt rất tốt. Bạn nên sử dụng nó để nấu canh.
- Thịt vịt: Thịt vịt rất mát nên thay vì ăn các loại đạm động vật khác, hãy bổ sung thịt vịt vào thực đơn của mình.
Ngoài ra mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế những thức ăn cay nóng, các món chiên xào nhiều chất béo... sẽ làm cho tình trạng của bé nặng thêm.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng dù không nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vì thế bố mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức về căn bệnh này để biết cách phòng tránh và khắc phục bệnh cho bé một cách hiệu quả nhất.