Bé bị hăm tã khó chịu quấy khóc, cha mẹ nên giúp bé bằng cách nào?

Nuôi dạy con 29/06/2020 14:05

Bé bị hăm tã là tình trạng phổ biến dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Vào những ngày nắng nóng càng khiến bé thêm khó chịu.Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn?

Bé bị hăm tã không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu quấy khóc, mà còn khiến vùng da bị hăm tổn thương. Nhiều bậc phụ huynh vì thường lo lắng quá mức dẫn đến chăm sóc sai cách càng khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng.

Hiểu rõ hăm tã là gì và cần làm gì khi bé bị hăm tã là điều quan trọng mà cha mẹ nên biết để bảo vệ con yêu!

  1. Hăm tã là gì?

Hăm tã là một tình trạng phổ biến nhưng nhiều người lại không hiểu rõ ràng hăm tã ở trẻ là gì dẫn tới chăm sóc bé sai cách.

be bi ham ta
Hăm tã là một bệnh lý khiến vùng da hăm tã bị kích ứng, viêm nhiễm

Thật ra hăm tã là một bệnh ngoài da, xảy ra khi vùng da của bé tiếp xúc với bề mặt tã lót gây nên sự kích ứng. Da bị nổi mẩn đỏ và lan rộng ra những vùng xung quanh, thường từ mông đến đùi của bé.

Đôi khi vùng da bị viêm sẽ nổi những nốt giống như phát ban. Nếu tình trạng tồi tệ hơn, bé bị hăm tã nặng khiến bé không chỉ bị ngứa khó chịu mà viêm da tổn thương sẽ gây rát và chảy máu nếu cha mẹ không xử lý đúng cách.

  1. Nguyên nhân bé bị hăm tã là gì?

Trẻ bị hăm tã thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ là là vùng hăm tã bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm trên da phát triển hoặc vi trùng xâm nhập gây bệnh trên da, khiến da nổi mẩn ngứa, khó chịu nóng rát.

- Có thể loại tã hoặc giấy ướt dùng để lau và vệ sinh cho bé làm từ những chất liệu khiến da bé bị dị ứng. Đôi khi mùi hương của tã lót cũng là nguyên nhân gây hăm tã.

be bi ham ta
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ

- Da bé quá nhạy cảm, tiếp xúc với mặt tã gây ra sự cọ sát cũng khiến da bé dễ bị tổn thương.

- Việc lạm dụng phấn rôm quá nhiều đôi khi sẽ gây phản tác dụng trở thành nguyên nhân gây hăm tã.

- Nước tiểu và phân của bé tồn tại những chất rất dễ gây kích ứng da, nếu cha mẹ để lâu mà không thay tã cho bé sẽ vô tình dẫn đến tình trạng hăm tã.

- Một nguyên nhân khác có thể do chăn mềm hoặc quần áo của bé được giặt bằng nước giặt chứa hoá chất gây kích ứng da ở trẻ.

  1. Dấu hiệu hăm tã ở trẻ

Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị hăm tã bằng cách quan sát biểu hiện của bé và vùng da bị kích ứng sẽ có những biểu hiện như sau:

- Bé thường xuyên tỏ ra khó chịu, quấy khóc, ngủ không thẳng giấc.

- Cha mẹ có thể quan sát biểu hiện khi bắt đầu lau vùng mông của bé khi đó bé thường quấy khóc, khó chịu.

be bi ham ta
Hăm tã khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc

- Bé có xu hướng khóc to hơn khi cha mẹ tắm vùng mông bé bằng nước ấm.

- Đặc biệt khi mặc tã hoặc bé có biểu hiện không hợp tác và khi tháo tã bé thường cố gắng cựa quậy mình để giảm bớt sự khó chịu.

- Khi triệu chứng hăm tã bắt đầu xuất hiện rõ ràng, cha mẹ có thể quan sát vùng da hăm tã thường đỏ và lan rộng. Nặng hơn nữa là da có màu sắc đỏ tươi, lở loét chảy máu gây ra viêm nhiễm.

  1. Bé hăm tã phải làm sao?

Trẻ bị hăm tã cha mẹ phải làm sao để bé bớt khó chịu và không gây đau đớn cho làn da non nớt của trẻ? Đây chắc hẳn là một trong những lo lắng lớn nhất của cha mẹ khi chưa có kinh nghiệm về vấn đề này.

Có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng hăm tã và chăm sóc bé đúng cách khi bé đã bị tổn thương vùng mặc tã mà cha mẹ có thể áp dụng.

Đầu tiên là những việc không nên làm khi trẻ bị hăm tã như sau:

- Đừng quên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên tránh tình trạng hầm bí quá lâu dẫn đến hăm tã thêm nặng.

- Không nên quấn tã cho bé quá chặt khiến tã có thể ma sát với vùng da non nớt của bé hoặc làm giảm sự thông thoáng khiến bé khó chịu.

be bi ham ta
Cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều phấn rôm khi bé bị hăm tã

- Lạm dụng quá nhiều phấn rôm không phải là cách tốt giúp bé thoải mái. Phấn rôm có thể làm bít lỗ chân lông gây ra tình trạng hăm tã.

- Khi sử dụng các loại kem bôi lên da trẻ cha mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ tránh những thành phần kem gây dị ứng cho trẻ.

Những điều cha mẹ nên lưu ý khi chăm sóc trẻ đã bị hăm tã như:

- Chú ý rửa sạch vùng mông, bẹn cho bé bằng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh.

- Cha mẹ nên lưu ý lau người bé thật khô rồi mới mặc tã cho bé. Nhưng động tác phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm tổn thương da của trẻ.

- Thoa các loại kem trị hăm tã cho trẻ (Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng).

  1. Cách trị hăm tã bằng phương pháp tự nhiên

Khi bé bị hăm tã chúng ta cũng có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên để làm giảm tình trạng hăm tã, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và không gây kích ứng cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.

Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất đề kháng tự nhiên. Chúng ta hoàn toàn có thể trị hăm tã bằng sữa mẹ bằng cách sau khi lau khô vùng mông bé, nhỏ vài giọt sữa mẹ và thoa đều lên chỗ bị hăm và để khô tự nhiên trước khi mặc tã mới.

be bi ham ta
Sữa mẹ là liệu pháp tự nhiên trị hăm tã cho trẻ nhỏ

Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Yến mạch chứa nhiều chất có lợi cho da, có thể làm dịu da, loại bỏ bụi bẩn trên lỗ chân lông. Cha mẹ chỉ cần pha khoảng 1 muỗng canh bột yến mạch vào nước tắm của bé.

Đợi khi bột tan đều, ngâm bé khoảng 10 – 15 phút trong nước yến mạch rồi tắm lại bằng nước sạch. Đây là cách đơn giản nhưng chỉ cần kiên trì cho bé tắm thường xuyên sẽ có cải thiện rõ rệt.

Trị hăm tã bằng dầu tràm trà

Bé bị hăm tã có thể trị bằng dầu tràm trà. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần nhỏ khoảng 3 – 4 giọt dầu tràm trà hoà vào dầu nền rồi thoa đều lên vùng bị hăm tã của bé hằng ngày. Dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp bé giảm tình trạng hăm tã đáng kể.

Trị hăm tã bằng dầu dừa

Bên cạnh dầu tràm trà thì dầu dừa nguyên chất cũng là liệu pháp trị hăm tã tự nhiên rất tốt. Với đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, giữ ẩm và dịu da giúp làm giảm đáng kể những vết đỏ do hăm tã gây nên.

Cha mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị hăm của trẻ sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, lâu dần các vết hăm tã sẽ khỏi hoàn toàn.

>>> Xem thêm:

- Bé bị hăm cổ: Mẹ phải xử lý như thế nào cho đúng cách?

  1. Phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Hăm tã là bệnh không hiếm gặp nhưng gây ra những cơn khó chịu cho trẻ. Chính vì vậy cha mẹ nên có cách phòng nguy cơ bị ngừa hăm tã bằng các phương pháp như:

be bi ham ta
Nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên để phòng ngừa hăm tã

- Vệ sinh sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.

- Thay tã thường xuyên cho bé.

- Chú ý thay đổi kích cỡ tã phù hợp với cân nặng của trẻ.

- Có thể thử đổi nhãn hiệu tã khi bé có những triệu chứng hăm tã và khó chịu.

- Dùng các loại kem ngăn ngừa hăm tã dành cho trẻ sơ sinh.

Như vậy bé bị hăm tã có thể xuất phát từ nguyên nhân da bé quá nhạy cảm, nhưng đa phần là do cách chăm sóc chưa hợp lý của cha mẹ gây nên.

Chỉ cần chú ý trong việc chăm sóc và áp dụng các phương pháp trị hăm đúng cách sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái, giảm tình trạng viêm da và cha mẹ có thể yên tâm hơn.

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng cha mẹ cần làm gì để xử lý tình huống này

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng không biết đây là biểu hiện gì ở trẻ. Nếu gặp trường hợp trẻ khóc không ra tiếng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ là điều cần thiết cha mẹ nên biết.

TIN MỚI NHẤT