5 sai lầm khi kỷ luật con nhiều người mắc phải khiến trẻ ngày càng hư hỏng, xa cách cha mẹ

Nuôi dạy con 18/05/2021 00:01

Kỷ luật trẻ ai cách có thể gây phản tác dụng và để lại những hậu quả tích cực về lâu dài. Dưới đây là 5 cách kỷ luật trẻ sai lầm mà mọi cha mẹ nên tránh.

1. Quát tháo, la hét

5 sai lầm khi kỷ luật con nhiều người mắc phải khiến trẻ ngày càng hư hỏng, xa cách cha mẹ - Ảnh 1

Đây có lẽ là một trong những cách phổ biến nhất mà nhiều cha mẹ áp dụng. Họ nghĩ rằng họ càng lớn tiếng thì con sẽ càng nghe lời hơn.

Nhưng to tiếng không thực sự giúp bạn nuôi dạy ra những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn. Điều này chỉ giúp trẻ biết chính xác khả năng chúng có thể thoát tội trước khi cha mẹ đạt đến một ngưỡng nào đó, và khi nào chúng nên nghe lời.

Không may là trẻ cũng quá rõ cách "chơi" trò này vì chính cha mẹ là người dạy con "luật chơi".

2. Đe dọa

Nếu la hét không hiệu quả, nhiều cha mẹ có thể chọn cách đe dọa.

Những câu nói như "Nếu con còn tái phạm thì..." trở nên quá phổ biến nhưng hầu hết thường chỉ để khiến trẻ vâng lời tạm thời, cho đến khi họ phải đưa ra thêm một lời đe dọa khác không lâu sau đó.

Một trong những mối nguy lớn của việc kỷ luật bằng đe dọa là cha mẹ hiếm khi áp dụng theo những hậu quả đã nói, và trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra những lời đe dọa đó chỉ là nói suông mà thôi.

3. Mua chuộc

Một số cha mẹ đôi khi dùng cách năn nỉ, cầu xin con cái nghe lời và cố gắng dụ con nghe lời bằng cách "mua chuộc".

Việc mua chuộc này sẽ dạy trẻ động cơ sai lầm để thực hiện hành vi đúng đắn.

Nếu điều cha mẹ muốn là dạy con tính cách và cách hành xử đúng mực, thì việc mua chuộc sẽ khiến trẻ nghĩ rằng mình luôn xứng đáng nhận được điều gì đó đặc biệt để đổi lại hành vi tốt.

4. Đánh lừa

5 sai lầm khi kỷ luật con nhiều người mắc phải khiến trẻ ngày càng hư hỏng, xa cách cha mẹ - Ảnh 2

Một số cha mẹ lợi dụng bản tính ngây thơ, dễ tin của trẻ để kỷ luật con. Ví dụ đánh lừa sẽ bỏ con lại nếu con không chịu đi hoặc lừa con mỉm cười trước ống kính bằng cách yêu cầu con làm điều ngược lại và lợi dụng việc trẻ ương bướng, thích làm ngược lại,

Dù thủ thuật này có thể có tác dụng, nhất là với trẻ nhỏ, song nó cũng có thể gây phản tác dụng với những điều bạn đang cố gắng dạy con.

5. Nói dối

Cha mẹ thường không bao giờ dung túng việc con cái nói dối họ nhưng đôi khi chính họ lại cố tình nói dối con cái.

Đừng hứa với con rằng bạn sẽ cho con 100.000 đồng hoặc cho con đi công viên trò chơi nếu con cư xử ngoan ngoãn ở siêu thị nếu bạn biết chắc rằng mình không có ý định thực hiện lời hứa đó.

Khi cha mẹ hứa làm điều gì đó nếu con ngoan và sau đó không thực hiện lời hứa, họ đang tự làm xói mòn niềm tin của con với cha mẹ và giảm hiệu quả việc dạy con.

Cứ ngỡ mình luôn chuẩn bị bữa sáng đầy đủ dưỡng chất cho con, nghe bác sĩ nói bà mẹ hối hận tột cùng

Cậu bé thường xuyên được mẹ cho ăn sáng như vậy vì người mẹ thấy con thích và lại nghĩ rằng nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.

TIN MỚI NHẤT