Con bị kẹt tay vào quạt chảy máu, mẹ mát tay sơ cứu thế này được bác sĩ gật gù khen ngợi

Nuôi dạy con 17/05/2021 07:53

Trong nhà có con nhỏ, các mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu cơ bản khi cần, để tránh những tổn hại cho con khi gặp tai nạn.

Quạt gió là một vật dụng không thể thiếu trong gia đình, nhất là những ngày thời tiết hè oi bức nóng nực như thế này. Thế nhưng, quạt cũng là một vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Và thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị cánh quạt chém vào tay. Thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách sơ cứu đúng cách như bà mẹ dưới đây.

Con bị kẹt tay vào quạt chảy máu, mẹ mát tay sơ cứu thế này được bác sĩ gật gù khen ngợi - Ảnh 1
 Cậu bé Bảo Bảo (3 tuổi) bị quạt chém vào tay chảy máu rất nhiều. Ảnh minh họa: Internet

Mới đây, một bác sĩ ở Trung Quốc đã kể lại câu chuyện về một cậu bé Bảo Bảo (3 tuổi) bị quạt chém vào tay chảy máu rất nhiều. Nhưng nhờ cách sơ cứu đúng của người mẹ đã giúp cho tay của đứa trẻ được an toàn.

Khi con trai Bảo Bảo 3 tuổi khóc lớn vì bị quạt chém vào tay, người mẹ vội chạy đến kiểm tra vết thương cho con. Chị ôm con đến vòi nước và rửa tay. Sau khi rửa tay xong, thấy bàn tay con chảy nhiều máu vì bị cứa đứt lớp da. Người mẹ này một lần nữa bình tĩnh hỏi con có thể nhúc nhích ngón tay hay không. Khi thấy ngón tay con vẫn cử động được thì chị mới thở phào nhẹ nhõm.

Sau đó người mẹ bôi thuốc cầm máu, băng tay lại và dùng viên đá nhỏ chườm cho con bớt đau trong lúc đang di chuyển đến bệnh viện.

Khi đến viện và được kiểm tra, bác sĩ cho biết mẹ Bảo Bảo đã sơ cứu vết thương đúng cách nên bé đã không bị nhiễm uốn ván. Bác sĩ cũng cho biết, tốc độ cánh quạt đang quay có thể cắt đứt nhiều thứ, do vậy, quạt cũng gây nguy hiểm cho trẻ dưới 3 tuổi.

Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mọi người, dù có lo lắng cho con như thế nào thì cũng nên bình tĩnh thực hiện các bước sau để xử lý vết thương sau.

Con bị kẹt tay vào quạt chảy máu, mẹ mát tay sơ cứu thế này được bác sĩ gật gù khen ngợi - Ảnh 2
Các bước sau để xử lý vết thương cho con. Ảnh minh họa: Internet

 Kiểm tra thương tích của trẻ: Việc đầu tiên là ba mẹ nên xem xét và xác định mức độ nặng nhẹ của vết thương. Vì vết thương nhẹ sẽ nhanh chóng lành sau một thời gian, nhưng nếu vết thương cắt sâu thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tay.

Khử trùng: Trước khi cầm máu, các mẹ nên nhớ khử trùng vết thương bằng hydrogen peroxide hoặc cồn để làm sạch vết thương.

Cầm máu nhanh: Bị chảy quá nhiều máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy sau khi phát hiện con bị chảy máu thì nên nhanh chóng băng bó lại để cầm máu.

Những loại lá rẻ tiền mẹ nên tắm sau khi sinh em bé, vừa giúp cơ thể thơm tho lại có thể phòng chống viêm nhiễm

Phụ nữ sau sinh cơ thể rất yếu, điều đó rất dễ làm cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, việc đảm bảo bảo vệ sinh cơ thể trong thời gian này là vô cùng quan trọng. Nếu không mẹ sẽ không có đủ sức khỏe để chăm sóc con.

TIN MỚI NHẤT